TRANG NHÀ | SINH HOẠT | THẦY XƯA BẠN CŨ | H̀NH ẢNH | AUDIOBOOK - NHẠC -THƠ | BÀI VIẾT ĐỀ TÀI ĐA DẠNG | BẢN TIN
TIN VUI | BAN CHẤP HÀNH -LIÊN LẠC | TIN BUON | TRANG WEB BẠN | SOFTWARE THÔNG DỤNG | CHUYỆN VUI |
Cô Đổ Huỳnh Phước. Giáo sư Trung Học Công Lập Chợ Gạo và Lê Ngọc Hân
-------------------
Thực tế cuối đời...
Sydney 17.11.2015
Sau nhiều ngày Xuân Lan liên lạc qua phone, email, tin nhắn với mọi người trong Hội và người tài xế của chiếc minivan thuê bao, cuối cùng rồi nhóm cựu nữ sinh Lê Ngọc Hân ở Sydney đã lên đường đi Yass để thăm Cô Hiệu trưởng Diệu Thông đang sống ở Làng Hưu Dưỡng LifeCare Village tại đây. Thị trấn Yass cách thủ phủ Sydney 280 cây số về phía Tây Nam và cách thủ đô Canberra của Úc 59 cây số.
Bây giờ là mùa Xuân tại Úc, Nhóm chúng tôi gồm Cô Nguyễn thị Lòng, Cô Phan Thu Cúc, Cô Đỗ Lê, chị Hồ thị Bé, Xuân Lan, Ngọc Bình và Ngọc Hân, rời Sydney vào sáng sớm Thứ Bảy 14/11/2015 trong một ngày thời tiết u ám với những cơn mưa rào. Thu Vang và ông xã lái xe riêng để cùng xuống thăm Cô Diệu Thông.
Cô Diệu Thông và chồng- ông Reynolds
Vừa ra khỏi Sydney thì 7 “đài phát thanh” bắt đầu hoạt động, với các đài có công suất mạnh nhất và chương trình đa dạng phong phú nhất là đài của Cô Lòng, chị Bé và Xuân Lan. Phạm vi phủ sóng của 7 đài nầy chỉ trong khuôn khổ chiếc minivan với 1 thính giả duy nhất là bác tài! Tôi bảo bác đeo earphone vào để không điếc con ráy, bác cười dễ dãi: “không sao đâu, nghe các cô nói chuyện tui cũng vui lây...”
Đến Goulburn, xe dừng lại các quán ăn nơi đó để mọi người uống cà phê và thư giãn chốc lát. Tại đây mới nghe tin nước Pháp vừa bị khủng bố tấn công tại nhiều nơi trong thủ đô Paris, làm hàng trăm người chết và hàng trăm người khác bị thương. Kinh hoàng quá, chiến tranh và chết chóc không ngừng, phận người mong manh quá, cũng âu lo cho nước Úc trong những ngày tháng tới nên chỉ biết cầu nguyện cho thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc thôi.
Tiếp tục cuộc hành trình, trên đường đi tôi có kể cho mọi người nghe về tình trạng của Cô Diệu Thông qua lần gọi điện thoại xuống Yass hồi tháng 7 vừa qua. Cô cười nói vui vẻ và luôn miệng nói Cô thương học trò Lê Ngọc Hân của Cô và các bạn đồng nghiệp của trường lắm, không bao giờ Cô quên được ngôi trường... Tôi hỏi Cô: “bây giờ đang mùa Đông, Cô mặc áo đủ ấm không? ăn có ngon không, ngủ có được không? chúng em muốn xuống thăm Cô, có gì trở ngại không? vv...” Cuối cùng tôi chấm dứt câu chuyện để Cô nghỉ ngơi, lúc đó là ban ngày nhưng Cô bảo: ờ thôi đi ngủ đi em, khuya rồi??!!... Lòng tôi se thắt lại, Cô không còn ý thức được thời gian nữa! Tôi xin Cô hãy gác máy nhưng Cô lại bảo: “em gác máy trước đi !” lúc ấy mắt tôi cay cay... Cô đã già nhưng vẫn không bỏ học trò của mình dù rằng các thế hệ học sinh cứ lần lượt bước đi và bỏ lại sau lưng thầy cô của mình, những thầy cô như người lái đò vẫn ở lại bên sông để tiếp tục chở đưa đàn học sinh bước vào đời.
Cô Diệu Thông tại tư gia ở Canberra năm 2006.
Trước khi rẽ sang Yass, chúng tôi có gọi Cô nhưng nhân viên nơi đó bảo bác sĩ đang đến khám bệnh trong Viện, nửa giờ nữa hãy gọi lại. Khi gọi lại, chúng tôi nói chuyện được với Cô, báo cho Cô biết khoảng nửa giờ nữa là nhóm nữ sinh từ Sydney xuống thăm Cô. Cô vui lắm, tíu tít bảo Cô sẽ ra ngoài phòng khách ngồi chờ. Mọi người trên xe đều nghe được giọng nói của Cô vì tôi mở loudspeaker, trên xe đều bảo: “ồ! nghe Cô nói chuyện có vẻ bình thường quá, không ai nghĩ là Cô bị Alzheimer cả, như vậy cũng có lúc Cô tỉnh táo...” Mọi người vì thế cũng vui lên và nao nức chờ gặp Cô.
12 giờ rưỡi trưa, xe dừng lại trước Làng Hưu Dưỡng RSL LifeCare Linton Village ở Yass. Chúng tôi bước vào phòng khách, Cô Diệu Thông đang ngồi ở đó cùng vài bà Úc. Tôi không nhận ra Cô bởi Cô thay đổi nhiều quá, già nua và tàn tạ nhanh quá so với hình ảnh mà tôi đã gặp Cô tại Canberra trước đây.
Chị Bé, Cô Cúc, Ngọc Bình, Ngọc Hân, Cô Lê, Cô Lòng đứng chung quanh Cô Diệu Thông
Xuân Lan, Cô Cúc, Ngọc Bình (đứng phía sau), Ngọc Hân, Cô Lê, Cô Lòng và Cô Hiệu Trưởng (ngồi)
Mọi người chạy ùa đến ôm hôn Cô, đứng chung quanh Cô để chụp hình trong khi Cô luôn miệng nói: gặp lại các em học trò của Cô, Cô mừng lắm...
Sau đó chúng tôi đề nghị Cô đưa về phòng để thầy trò có giờ phút riêng tư hơn. Cô cứ dẫn đi mà không biết phòng nào của mình. Tôi thấy mỗi cửa phòng đều có bảng ghi tên họ của người ở trong nên đưa mắt tìm bảng tên Mrs. Dieu Reynolds của Cô. Vì trên đường đi đã gọi trước cho trung tâm biết chúng tôi sẽ viếng thăm nên cửa phòng Cô được mở sẵn trong khi các phòng khác đều đóng cửa lại. Vào phòng rồi mọi người mới bày thức ăn ra để mời Cô dùng dù Cô bảo đã ăn trưa rồi. Chị em Cô Lòng và Thu Vang chiên cơm “Mỹ Tho”, gọt xoài dòn Thái Lan từng miếng nhỏ gợi nhớ đến xoài tượng chấm nước mắm đường xưa kia ở Việt Nam, còn Cô Lê thì làm bánh Flan.
Cô Lê: mời Cô Hiệu Trưởng ăn xoài nhé!
Cô Lòng: xoài ngọt quá, ăn để nhớ xoài Mỹ Tho Cô ơi!
Tưởng như đang đút cơm cho mẹ
Chúng tôi thay phiên đút cơm, bánh và xoài cho Cô, lúc ấy để ý thấy Cô ăn hoài không biết dừng lại dù rằng đã ăn trưa rồi. Lờ mờ đoán ra được tình trạng tâm thần của Cô nên chúng tôi ngừng lại và bắt đầu nói chuyện “đời xưa”, chuyện hồi Cô còn làm Hiệu trưởng, trẻ đẹp, mặc áo dài che dù duyên dáng. Tôi còn ghẹo thêm để Cô vui: chẳng những trẻ đẹp duyên dáng mà còn... điệu nữa, lúc em xuống nhà Cô ở Canberra để thăm, Cô chạy ra mà đầu còn mang đầy ống cuốn tóc, vẫn còn điệu như hồi nào ở Mỹ Tho! Cô cười hì hì và bảo: đúng rồi hồi đó Cô điệu lắm, đàn bà con gái thì phải điệu chứ.
Sau đó Cô Lòng và Cô Cúc trao cho Cô Hiệu Trưởng món quà là một quyển Đặc San của Hội và một con thú nhồi bông là một chú chó con.
Cô Cúc đang trao quà và Đặc San
Chúng tôi tiếp tục kể chuyện về ngôi trường Lê Ngọc Hân, nào là nhờ Cô mà trường có được một kỳ đài trang nghiêm để chào cờ mỗi sáng Thứ Hai, có được một Thư Viện mái vòm rất đẹp để lưu trữ sách vở, học liệu cần thiết cho thầy trò tham khảo, nào là thêu khăn, làm thiệp Xuân và viết thư Xuân cho chiến sĩ và cùng Cô ủy lạo thương bệnh binh ở Bệnh Viện 3 Dã chiến, nào là làm Bích Báo, Văn Nghệ, Lửa Trại vv... ôi vui sao những ngày nơi mái trường Lê Ngọc Hân. Cô cũng say sưa nói cùng chúng tôi, sau đó Cô hỏi: các em từ Việt Nam đến hả?
?????............
Chúng tôi nhìn nhau im lặng. Để phá tan bầu không khí hơi chìm lắng, chúng tôi lại nhắc vài Thầy Cô, vài kỷ niệm xưa và sau đây là mẩu đối thoại của Cô và chúng tôi:
- Cô còn nhớ ông Lê Minh Đảo không, Tỉnh trưởng Mỹ Tho lúc ấy đó?
- À Cô nhớ chứ.
- Mấy năm trước đây khi ông Đảo đến Úc, em có điện thoại cho Cô để ông ấy thăm hỏi Cô, Cô còn nhớ không? Ông ấy dặn khi nào liên lạc với Cô nhớ cho Ông gửi lời thăm.
- Nhớ chứ, Cô còn nhớ ông Đảo mà, Cô đâu quên được “đồng nghiệp” của mình. Đồng nghiệp tốt như vậy nên em cũng cho Cô gửi lời thăm ông Đảo nghe.
????........!!!!!........
Chúng tôi bắt đầu nghèn nghẹn trong lòng, bắt đầu buồn buồn trong dạ. Cô Diệu Thông vẫn say sưa nói về trường Lê Ngọc Hân, về “các em học sinh rất dễ thương của Cô, có tình có nghĩa với Cô, các chị của Cô cũng dạy học nhưng không có những học trò tình nghĩa như học trò của Cô vv và vv...” vừa nói nước mắt Cô cũng chảy xuống. Có lẽ ngôi trường Lê Ngọc Hân và học trò nơi đó là niềm an ủi, là hạnh phúc trong đời của Cô nên Cô luôn nhắc đến và mỗi lần nhắc đến thì xúc động rơi nước mắt. Những người, những cảnh, những việc trong quá khứ vẫn còn đọng lại trong tiềm thức của Cô nên chúng cứ tuôn ra như cuốn phim đang được quay lại mỗi khi gặp “mồi lửa”. Nhưng nếu chúng ta hỏi chuyện và cần sự trả lời với ý thức thì Cô sẽ trả lời kiểu “ông nói gà bà nói vịt” hoặc trước sau không thống nhất.
Chẳng hạn chúng tôi hỏi Cô có ngủ trưa không, Cô trả lời Không nhưng chừng 15 phút sau, Cô hỏi tôi mấy giờ rồi? Tôi nói giờ xong và hỏi lại: Cô cần ngủ trưa phải không? Cô ừ.
Chúng tôi cũng lục tục đến ôm hôn và chào Cô để trở về Sydney. Cô còn nhắn với theo: lần sau xuống tụi mình đi ra ngoài chơi một buổi nghe các em. Tôi còn bịn rịn đi sau cùng và tìm cô nhân viên chăm sóc khu đó để hỏi cho rõ thêm. Xin ghi lại đoạn đối đáp nầy:
- Nếu chúng tôi muốn gửi thư hay sách cho Mrs. Reynolds, cô có nghĩ rằng bà ấy đọc được không?
- Tôi không nghĩ như vậy.
- Nếu bà ấy không đọc được nữa nhưng có thể tự lo cho mình, vậy bà thuộc diện Low Care phải không?
- Không, đây là khu Dementia/Tâm Thần nên khu nầy thuộc diện High Care, cần trợ giúp cho các sinh hoạt hàng ngày.
- Nếu lần sau viếng thăm, chúng tôi muốn đưa bà ấy ra ngoài chơi và ăn trưa, có được không?
- Rất tiếc chỉ có thân nhân mới được phép đưa ra ngoài được.
- Thế gia đình bà ấy chắc thường xuyên đến đây thăm viếng?
- A... tôi chỉ làm ở đây một tuần hai ba ngày nên những ngày tôi không làm, không rõ có gia đình đến thăm không nhưng có lẽ độ hai ba tuần, họ đến một lần...
Chúng tôi rời Làng Hưu Dưỡng Linton ở Yass trong im lặng, sự im lặng đeo đẳng theo chúng tôi suốt quãng đường về lại Sydney. Mỗi người đều theo đuổi ý nghĩ của riêng mình sau khi đã tận tai nghe, tận mắt chứng kiến tình trạng tâm thần của Cô Diệu Thông. Dù biết rằng đã làm người thì Sinh Bệnh Lão Tử là lẽ đương nhiên nhưng sao lòng vẫn ngậm ngùi. Buổi sáng trên xe ồn ào náo nhiệt biết bao nhưng buổi chiều trở về lại nặng nề im lặng. Dù Cô Hiệu Trưởng của chúng ta đang chìm đắm trong quá khứ như làn sương khói mịt mù, không nhận thức được hiện tại, không còn nhớ biết ai nhưng chúng ta, những người vẫn còn nhận ra Cô, còn biết Cô là người đã dạy dỗ mình, đã góp công rất lớn cho ngôi trường Mẹ của chúng ta nên đường trở lại Yass, một ngày không xa hy vọng chúng tôi sẽ quay trở lại với đủ thứ chuyện trên trời dưới đất để làm Cô vui, dù chỉ trong khoảnh khắc.
Sydney 17.11.2015
Nguyễn Thị Lòng
Phan Thu Cúc
Đỗ Thị Lê
Hồ Thị Bé
Nguyễn Thị Thu Vang
Đặng Thị Xuân Lan
Ngô Thị Ngọc Bình và
Ngọc Hân/Ngô Thị Bạch Tuyết
Lớp seconde với thầy NGUYÊN Collège le Myre de Vilers 1950-52
Lớp seconde với cô dạy pháp văn Collège le Myre de Vilers 1950-52
Thưa anh Đẳng, đây là bức h́nh chụp ngày 28-12-1962,2 cô gái là Nhan thị Diệu,Nguyễn thị Ngọc Liêm.Hàng ngồi người b́a bên phải tên Ngô Ngọc Lộc .Anh Đẳng bỏ lên website NĐC-LNH coi có anh nào nh́n ra ḿnh hồi xưa hôn. Cám ơn anh Đẳng nhiều.TV.
Nguyen Thi TuyVan
Thời gian qua hơn 55
năm vật đổi sao dời, chúng ta có mặt khắp bốn phương trời và cũng có các
bạn không c̣n nữa.
Nay nh́n lại tuổi hạc đă cao nhưng t́nh bằng hữu chúng ta không bao giờ
phai nhạt theo năm tháng v́ thế Mỹ Hạnh
xin chuyển đến các bạn những h́nh ảnh thời áo trắng để t́m lại những
ngày hạnh phúc thơ ngây của tuổi trẻ.
Mong các bạn có tên hay không có tên xin liên lạc với LƯ Mỹ Hạnh theo
địa chỉ :
mjcav2012@gmail.com
Mỹ Hạnh,
Nguyễn Ánh Tuyết (tiệm văi Kim Điền), Hồ thị Anh
Cúc, Bích Vân (con cô giáo Bạch)
Cảnh Lê thị Yến
Đức, Bảo, Mai, Hương, Cúc, Ánh Tuyết
(vựa cua)
Mai Quế
Trần Thanh Hà
Mănh, Hường, Nhơn
Phương Lan, Trần thị Mănh, Kim Anh, Cúc