TRANG NHÀ  |  SINH HOẠT  |  THẦY XƯA BẠN CŨ |  H̀NH ẢNH  |  AUDIOBOOK - NHẠC -THƠ |  BÀI VIẾT ĐỀ TÀI ĐA DẠNG | BẢN TIN

 TIN VUI  |  BAN CHẤP HÀNH -LIÊN LẠC  |  TIN BUON TRANG WEB BẠN  | 

 

 

 

 

 

 

 

In Memory of Giao sư Phêrô Tô Văn Lai

 

 

 

 

Vài kỷ niệm xưa về Gs Nguyễn Văn Quan (Vơ Thành Dũng)

05-Nov-2015

 

23-May-2015

16-Jan-2015

6-Jan-2015

13-Dec-2014

26-Nov-2014

20-Jul-2014

20-Jun-2014

phan uu bac bay Chanh

30-May-2014

31-Mar-2014

 

22-Nov-2013

Kính thưa quí bạn,
Email của anh Danh Le tới nay tôi mới thấy ra, nó nằm trong đống email quá lớn.
Tôi chưa kịp làm bản phân ưu nên tạm thời đăng tin nầy trước

From: Đinh Yên Thảo <yenthaod@hotmail.com>
To: "danhphuongle@yahoo.com" <danhphuongle@yahoo.com>
Sent: Monday, October 28, 2013 3:42 PM
Subject: FW: Tùy Bút

Chao anh Trung Duong
Goi anh bai viet ve anh Nhieu, tuc nha van Nguyen Nhi de chia se cung ban huu, dong mon cua anh Nhieu

DYT

Tùy Bút

 Cho một người bạn vừa rời trạm Z        

Đinh Yên Thảo                                                                                          

(Để nhớ Michael Nguyễn Văn Nhiều, tức nhà văn Nguyên Nhi (1950-2013), cựu Hải Quân Trung Úy đă từng theo học khóa huấn luyện OCS Trần Hưng Đạo tại Hoa Kỳ và tham gia trận bảo vệ Hoàng Sa trên chiến hạm Trần Khánh Dư, vừa qua đời ngày 18 tháng 10 năm 2013 tại Dallas Texas, hưởng thọ 63 tuổi. Nhà văn Nguyên Nhi cũng là phu quân nhà văn Phạm Chi Lan (1961-2009), sáng lập kiêm Chủ biên tạp chí Văn Học Nghệ Thuật Liên Mạng, tạp chí tiên khởi của người Việt trên internet).

Khuya! Rất khuya. Tôi vẫn ngồi trước màn h́nh, nghĩ ngợi về "trạm Z"- cái tên anh đặt cho đời sống này. Giá có thêm một vài tính từ đại loại như "phù du, mong manh, ngắn ngủi..." hay ǵ nữa như người ta vẫn thường nói, ắt cũng được. Chỉ e rằng lặp lại sáo ngữ, dù sự thật có là như vậy. Cái "trạm Z" đôi khi cứ ám ảnh, làm tôi suy nghĩ, mỗi khi nghe tin những mất mát. Ly tan. Lẽ tự nhiên, nó dữ dội hơn trước mất mát của những người thân, những bạn bè, những người ḿnh quư mến.

Anh đặt tựa cho truyện ngắn của ḿnh là "Những ngày nằm chờ ở trạm Z". Cái tựa nghe ngồ ngộ.  Nhưng cuồn cuộn nội lực của một người cầm bút đầy sự suy tưởng. Có phải cứ ngẫu nhiên oe oe bước vào "trạm A", đi qua bao chặng ngắn dài, cuối cùng cũng về đến "trạm Z"- ga cuối của cuộc đời? Qua khỏi trạm này, không c̣n đường ray xe lửa hay những con đường tráng nhựa, chẳng biết sẽ đưa người ta về đâu. Hay quay lại với khởi đầu "trạm A"? Những người thông thái hay thức giả nhất chắc cũng chẳng mấy ai đoan chắc câu trả lời. Ngoại trừ bằng đức tin. V́ những người đă "qua" cái "trạm Z" đó rồi cũng chẳng thể nào kể cho ḿnh nghe được. Chỉ c̣n đoán. Và tin. Rằng nó sẽ đưa ta đến trạm !,@,#,&... sáng lọi hay u minh vô h́nh nào đó. Không biết anh có tin điều đó không? Nhưng tôi chắc rằng anh đă tin ḿnh sẽ gặp lại người bạn đời của anh đă đi qua "trạm Z" hơn bốn năm trước, một khi đến phiên ḿnh. Tôi cũng tin vậy. Và cầu chúc cho họ được vậy. Bởi họ từng là một chiếc lá rất đẹp của hai nửa chẳng vẹn toàn. Cũng đẹp. Chỉ nửa anh có khi gai góc. Bất ổn.

 

Tôi biết anh là một một nhà văn có tài. Dù chúng tôi chưa bao giờ nói về nhau như vậy. Bởi chữ nghĩa là cái duyên để chúng tôi biết, rồi quen nhau. Nhưng nó chẳng phải điều để chúng tôi nh́n tới hay giữ được t́nh thân. Cả anh cũng nghĩ vậy. Có lần tôi điều dẫn chương tŕnh cho một buổi ra mắt sách của nhà thơ Nguyễn Xuân Thiệp, anh là người sẽ có đôi tâm t́nh, cảm nhận về thơ tác giả. Anh nói riêng cùng tôi rằng, khi giới thiệu, đừng thêm tiếng "nhà văn" cho anh. Quả anh gây khó cho ban tổ chức. Anh viết văn, làm thơ, in sách, anh em văn nghệ biết tên quen tiếng, lâu lắm mới trân trọng một tiếng "nhà văn" chỗ đông người cũng được chớ sao. Giới thiệu trống không, người ngoài không biết lại ngỡ tôi bất nhă. Mời "nhà văn" giới thiệu sách, chớ chẳng lẽ đưa lên... "nhà đ̣n".  Nhưng chiều ư anh, tôi cũng chỉ giới thiệu "Nguyên Nhi". Như cách chúng tôi vẫn thường gọi nhau trong thân t́nh. Dù anh hơn tôi quá cả con giáp.

 

Nhưng thật, văn chương của anh là lạ, đọc cứ như những truyện dịch. Lời văn đẹp, đầy suy tưởng và dụ ngôn, nhưng cũng nhiều khi phúng biếm, chua cay. Những câu thơ th́ có khi khí khái, ngang tàng, cũng lắm khi cô độc, lẻ loi. Chúng thất thường. Không phải ở tài hoa, mà ở trong tâm tưởng. Có lẽ chúng êm ả, nhẹ nhàng trong những lúc đời sống tươi đẹp và rồi cay đắng, bức rức lúc cô đơn. Của những năm cô độc. Trước khi gặp Phạm Chi Lan, rồi sau khi Lan qua đời.  Có khi là "như tráng sĩ mạt thời đêm đêm ngắm trăng mài kiếm / để tự cắt đầu ḿnh" hay "ngọn quái phong thổi suốt bốn ngàn năm / thổi thông thống nửa ṿng trái đất / Dừng lại đây một chiều thở mệt...". Và có lúc hạnh phúc lên ngôi, tráng sĩ thôi mài kiếm, ngu sao mà tự cắt đầu  "Chào, cuối chào những bông tuyết đầu mùa / chàng thủy thủ cuối cùng rồi cặp bến / Trả giông tố cho mịt mù biển lớn / trả nắng cho boong, trả gió cho buồm" để "ta đến đây như làm lại từ đầu / thả chiếc neo giữa ḷng em độ lượng". Đẹp. Tôi mừng cho anh. Và cho Lan. Họ đă có nhau một thời gian hạnh phúc. Ngao du khắp nơi, hoa cảnh rực hiên vàng hồng tím đỏ, viết lách, hoạt động văn nghệ nhiều hơn. Có thời gian, cùng nhà thơ Nguyễn Xuân Thiệp, có thêm Quỳnh Như, Diễm Tú, Tôn Thất Phương, chúng tôi cùng làm chương tŕnh Tạp Chí Văn Nghệ Truyền Thanh hàng tuần trên đài Tiếng Nước Tôi do anh Thái Hóa Lộc làm giám đốc. Rồi cả hai viết dịch, cộng tác cùng Trẻ. Bạn bè nhóm Văn Học Nghệ Thuật Liên Mạng thỉnh thoảng bay sang tụ họp, hát cười thâu đêm như những con dế nhỏ. Vui ǵ đâu!

 

Lần đầu tôi đọc anh và cái tên Nguyên Nhi c̣n ở lại, là truyện ngắn về một chàng thủy thủ học văn khoa, làm say đắm một cô gái tật nguyền mê văn chương. Truyện được viết trước khi Nguyên Nhi và Chi Lan gặp và đến với nhau, không nhớ đăng trên Vietnam Weekly News của Trần Lộc hay trên VHNT-LM. Trùng hợp, như một điều dự báo. Thơ văn Nguyên Nhi viết nhiều về biển, về nắng gió, hải đăng, về con ốc nhỏ, về chàng thủy thủ.  Th́ ra Nguyên Nhi từng là thủy thủ mà. Từng học văn khoa, từng sang Mỹ huấn luyện khoá hải quân. Nghe kể cũng tham chiến trận bảo vệ Hoàng Sa, nên lấy tên đảo đặt cho hai con trai: Hoàng Sa và Trường Sa. Ngần ấy trải nghiệm đă gom thành tập truyện "Con gái người gác đèn biển" và tập thơ "Quái Phong" thâm hậu, mang cùng không khí biển mặn đó. Nhưng thú thật, tôi khoái những bài thơ lục tỉnh, Mỹ Tho sanh quán của anh. "Tên đăng tử Mỹ Tho nhớ ḍng Bảo Định / Một khoảnh đời gạo chợ nước sông / Nha Mân tháng này con nước hỗn leo đồng / Bầy cá quẩy lia chia đầu ngọn sạ". Hay "Trưa hè treo vơng hát Lục Vân Tiên / Má chỉ muốn con như họ Lục / Cho dẫu má vẫn đầu trần chân đất / Gió cứ lùa thông mái vách xưa". Đă ǵ đâu! Cứ như khô cá sặc nhậu cùng đế Chợ Gạo, mà nghe câu cải lương tài tử vừa xuống giọng, khác hẳn thứ cognac, whisky trong không khí thơ bên trên.  Rồi Nguyên Nhi ra thêm vài tập truyện như "Lẽ ra mùa mận", "Trèo lên cây Bưởi", "Bước xuống vườn cà". Chẳng để làm ǵ, chỉ lâu lâu ngó chúng mà... buồn chơi. Không có cuốn nào ra mắt sách hay quảng bá đó đây. Ngoại trừ lần Trẻ tổ chức cho anh đêm họp mặt chỉ mươi thân hữu thân t́nh "ăn mừng" cuốn "Trèo lên cây Bưởi". Vui. Có anh Phan Xuân Sinh và lần đầu gặp mặt Bác "Hai Trầu" Lương Thư Trung cùng các "đại ca", cách chúng tôi gọi thân t́nh những anh Đức Phổ, Trần Phù Thế, Đỗ Xuân Quang... từng nghe tên và được kết thân từ dạo đó.  Nguyên Nhi đang định in tiếp "Một miếng trầu cay" th́ bước qua "trạm Z". Chẳng hề muốn in sách để trở thành "văn sĩ", Nguyên Nhi in sách chỉ do Chi Lan khuyến khích khi c̣n sống và ước nguyện trước lúc đi xa. Sách của ḿnh in ra giấy vẫn c̣n đó, anh sợ rằng những trang bản thảo sẽ lặp lại chuyện " cái thuở người xa tàu mất biển". Anh kể với tôi và đưa vào trong truyện ngắn của ḿnh "Ta đă đi, đă sống, đă t́m. Đă gặp. Ta đă nhận, đă trân trọng giữ ǵn. Nhưng ta biết làm ǵ với những tặng vật của vũ trụ và cuộc sống đây? Và ta biết làm chi cho hết cuộc đời ta?” Ông lăo ngậm ngùi. “Với những thứ đă có ấy, sao chàng không làm thơ?” Lan th́ thầm. Vậy đó, ông lăo làm thơ." Tôi sang nhà, sách in chất những thùng. Vẫn c̣n. Tặng thân hữu, bạn bè được mươi cuốn? Không c̣n Chi Lan, c̣n ai quư  "những tặng vật của vũ trụ và cuộc sống" mà anh tha thiết, giữ ǵn. Giá có lướt qua, đôi khi bận rộn, chúng ta chỉ đọc những ḍng chữ bằng mắt, chứ không bằng trí tưởng. Và rồi cũng lắm khi mệt mỏi, ta chỉ nh́n con người và mọi việc bằng lư lẽ chứ chẳng qua tấm ḷng. Để cảm thông. Để cuộc đời đẹp và độ lượng hơn. Nhưng chịu thôi. Ai mà chẳng có riêng một "trạm Z" để lo, để nghĩ. Và sống trong cách nghĩ của ḿnh.

 

Vài ngày trước lúc anh giă biệt đời sống, tôi vào bịnh viện thăm anh. Con trai vừa gọi vào thăm bố. Nước mắt c̣n chảy trên khuôn mặt anh, đă quá đỗi tiều tụy. Chắc anh đă linh cảm cho một chuyến đi xa. Tôi cũng muốn khóc, nhưng chẳng chảy nước mắt. Chỉ ngồi yên. Vào bịnh viện hai hôm đă nhớ nhà. Anh bảo tôi, anh nhớ cái bếp. Vài năm nay, từ ngày Chi Lan mất, anh đi chợ,  lựa từng bó rau, con cá, mỗi tối tự tay nấu cho hai con trai, cao to lực lưỡng gấp mấy lần bố, đi làm xong ghé ngang qua xách về ăn. Khi đă biết bịnh và yếu đi nhiều trong hơn tháng qua, anh cũng c̣n vô bếp. Như đoán được ư nghĩ của tôi, anh tắc lưỡi, phân trần "c̣n lo cho nó được ngày nào th́ lo". Nó làm tôi xúc động. Tôi cũng làm cha mà chưa thấu đáo tâm trạng người cha. Tôi không c̣n thấy tráng sĩ, thủy thủ, nhà văn, nhà thơ, hay bất cứ danh xưng nào là quan trọng. Chúng chỉ là những ngẫu nhiên, đặt để của mỗi người. Mà trước mắt tôi chỉ c̣n là một con người. Người Chồng. Người Cha. Người Bạn. Ở trước giờ "G" thoát khỏi "trạm Z". Thôi đi b́nh yên nhé Nguyên Nhi. Hăy về canh sáng ngọn hải đăng cùng con gái người gác đèn biển. Anh có nói rồi mà, "Hỡi những ngọn đèn biển bờ Tây Bắc / Thênh thang ta đă có một phương về" (*).

Dallas, 19-10-2013

ĐYT

 

 

 

03-Sep-2013

18-Aug-2013

01-Aug-2013

12-Jun-2013

21-Apr-2013

 

 

17-Apr-2013

 

 

21-Mar-2013

11-Mar-2013

20-Feb-2013

 

 

4-Feb-2013

 

 

9-Jan-2013
 

 

 

 

Mẩu chuyện về gương hiếu hạnh của anh Đinh Văn Hải

Phạm Thị Hoàng Hà

Nhận được tin ra đi của anh Đinh Văn Hải và đọc “đôi ḍng về anh Đinh Văn Hải” của anh Vơ Thành Dũng, tôi cũng xin có đôi lời về gương hiếu hạnh của anh mà tôi có dịp chứng kiến tận mắt.

Chúng tôi, Anh Hải, anh Dũng và tôi, là 3 học sinh Mỹ Tho, tốt nghiệp tú tài năm 1963 và lên Saigon học chung ban MPC tại Đại học Khoa học. V́ thế chúng tôi có nhiều kỷ niệm đẹp với nhau.

Nhớ hồi c̣n ở với gia đ́nh, v́ ba tôi rất nghiêm khắc nên tôi có rất ít bạn trai. Nhưng với anh Dũng và anh Hải th́ tôi được phép giao thiệp v́ ba tôi biết rơ “nguồn gốc”. Ngoài ra 2 anh c̣n là bạn của người anh chú bác ruột của tôi là Phạm Công Thành.

Có một kỷ niệm khá vui và cũng khó quên là v́ anh Hải là con của bác Đinh Văn Của, đồng nghiệp giáo viên với ba tôi, nên có lần anh Hải tới chơi, anh đến chào ba tôi. Ba tôi vui vẻ hỏi thăm: “Của đó hả con?” (Ôi thôi, ba tôi gọi lộn sang tên Ba anh Hải rồi). Tôi vội vàng đính chánh: “Không phải đâu Thầy ơi (trong gia đ́nh chúng tôi gọi Ba là Thầy, chắc v́ Ba tôi là Thầy giáo chăng?) Anh Hải con bác Của”.

V́ thế sau này khi lên Sàig̣n học, giữa chốn phồn hoa đô hội, người con gái tỉnh lẻ, học ban B nhút nhát như tôi (hổng biết có đúng vậy không!) cũng chỉ được giao thiệp với hai anh ấy thôi.

Sau đó v́ hoàn cảnh gia đ́nh, chúng tôi chia tay mỗi người một nơi và ít có dịp để gặp lại nhau. Nhưng rồi đúng là trái đất tṛn, qua người anh họ Phạm Công Thành, tôi lại liên lạc được với anh Dũng. Trong chuyến trở về VN đầu tiên, tôi lại được dịp đến thăm anh Hải tại nhà anh ở trong con hẻm Phan Đ́nh Phùng.

Buổi trưa hôm ấy, tôi cùng chị tôi là Hoàng Nga, cùng là bạn giáo viên với chị Loan của anh Hải đến nhà anh Hải. Thấy bác gái đang đứng trong hàng rào lưới, chúng tôi tự giới thiệu và xin gặp anh Hải. Bác gái trả lời: “Thằng Hải đi dạy rồi, không có ở nhà”. Tôi nói:  “Con ở bên Úc về xin bác cho con viết vài chữ nhắn lại anh Hải”. Bác gái từ chối: “Không, con tôi dặn là không mở cửa cho ai vào và không được đứng gần ai ở ngoài”. May mắn, lúc ấy lối xóm thấy vậy nên thương t́nh cho tôi một tờ giấy và cây viết để nhắn tin cho anh Hải.

Tối hôm ấy, tôi được gặp lại anh Hải. Chúng tôi tṛ chuyện rất vui vẻ và cùng nhắc lại những kỷ niệm xưa. Anh Hải cho biết, mặc dù đă có gia đ́nh, nhưng anh cũng ở thường xuyên bên Mẹ để săn sóc và nuôi dưỡng Mẹ v́ Mẹ anh bị bịnh Alzheimer. Có lần bác gái bị mấy người mua bán ve chai dụ mở cửa vào nhà để mua hộp lon sữa ḅ, cuối cùng đă lấy hết mấy cái máy TV mà anh Hải đang nhận sửa (Sau khi học tập ra, anh Hải dạy thêm ở trường điện tử và lănh TV về nhà sửa). Lần đó anh Hải bị bồi thường rất nặng, nên mới có chuyện “Không mở cửa và không tiếp chuyện với ai hết”.

Lần đến thăm bác gái, tôi hết sức xúc động khi chứng kiến cảnh anh nhẹ nhàng d́u Mẹ lên giường, lấy chăn đắp lại rồi ngọt dịu nói: “Má ở nhà ngủ ngon nha. Con lại nhà H chơi v́ ngày mai H về Úc rồi”. Không biết bác gái có hiểu không, nhưng nh́n tôi với ánh mắt thương yêu. Bác rút tay lại khi tôi nắm chặt tay bác khi từ giă.

Anh Hải nhẹ nhàng bỏ mùng xuống, ém lại cẩn thận rồi mới ra đi với tôi.

Đó là mẩu chuyện mà tôi có được với anh Hải, người bạn trai cùng trường thuở nào. Sau đó cứ mỗi lần về VN, tôi và gia đ́nh đều có những cuộc họp mặt với anh Hải.

Nhưng nay th́ Anh Hải ơi, anh đă vĩnh viễn ra đi rồi! C̣n Hoàng Hà th́ lại không có duyên để được về đốt nến nhang trước bàn thờ anh. Ở bên này H chỉ biết hằng đêm tụng kinh cầu siêu cho anh. Nhưng H tin tưởng rằng với con người như anh chắc chắn sẽ được lên những cơi Trời tốt v́ những nghiệp lành mà anh đă tạo. Một lần nữa H xin gửi đến gia đ́nh anh lời chia buồn chân thành.

Phạm Thị Hoàng Hà (cựu học sinh Lê Ngọc Hân)


 

 







Đôi ḍng về anh Đinh Văn Hải

Sanh năm 1944, Hải là con thứ của thầy Đinh Văn Của, tổng giám thị trường trung học Nguyễn Đ́nh Chiểu - Mỹ Tho thập niên 1950-1960. Hải và tôi là hai người bạn rất thân từ 5 tuổi lúc học Trường Lá, 7 năm ở trường trung học Nguyễn Đ́nh Chiểu và sau đó cùng lên Sài G̣n học Cử nhân lư hóa tại Đại học Khoa học. Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Sài G̣n (lư hóa), Hải theo đuổi nghề dạy từ đó đến nay. Trước 1975 Hải dạy toán và lư hóa đệ nhị cấp ở một số trường trung học ở miền Nam. Sau 1975 Hải dạy điện tử, toán và lư hóa ở nhiều nơi tại Sài G̣n.

Lập gia đ́nh vào đầu thập niên 1980, hiền thê của Hải, quê ở Tân An, cũng là nhà giáo dạy Anh Văn bậc trung học. Xuất thân từ nhà giáo nên gia đ́nh Hải sống rất đạo đức và giáo dục 2 người con trai nên người, cả hai đều tốt nghiệp kỹ sư tại Sài G̣n, đă có cuộc sống ổn định từ lâu. Gia đ́nh 4 người sống rất êm ấm, hạnh phúc, hiện ở tại quận 5, Sài G̣n. Đứa con trai đầu ḷng, vừa được 31 tuổi, sẽ lập gia đ́nh vào ngày chũ nhựt 13-01-2013 tới đây. V́ ngày cưới chỉ 5 ngày sau khi Hải từ trần cho nên Thầy (gia đ́nh theo đạo Phật) sẽ xả tang cho cho cháu ngay sau khi hỏa táng. Và đám cưới sẽ được tiến hành đúng như dự định. Riêng hiền thê và đứa con trai út vẫn chịu tang b́nh thường, đúng như phong tục ngàn đời của dân tộc.

Hải có đông anh, chị, em, tất cả đều xuất thân từ NĐC và LNH. Lúc ở Mỹ Tho v́ là bạn thân của Hải cho nên tôi đều biết tất cả các anh, chị, em nầy, nhứt là những người lớn hơn tôi không nhiều lắm: chị Đinh Thị Loan (định cư ở Mỹ), chị Đinh Thị Xuân (định cư ở Mỹ) và đứa em gái út là Đinh Thị Hà (hiện ở Biên Ḥa). Lúc học NĐC chị Loan có 2 người bạn thân là chị Đỗ Thanh Vân (định cư ở Đức) và chị Trần Thị Nguyệt (định cư ở Pháp) và chị Xuân có người bạn thân là chị Dương Thị Hằng (định cư ở Mỹ).

Trước 1975 Hải là người rất năng động và phần nào "bay bướm". Sau 1975 Hải sống khép kín hơn nhiều, mỗi khi có dịp về nước tôi lại kéo Hải đi đây, đi đó. Sau đó Hải gia nhập vào nhóm nhóm NĐC đậu tú tài khoảng 1963-1964, cuộc sống cân bằng hơn trước. Hải tham gia rất đều đặn mỗi khi bạn bè có dịp gặp gở: đám cưới con bạn, đám tang bạn, đám giổ, ăn Tết, hay đơn giản khi có đứa bạn từ phương xa về.

Đính kèm 2 tấm h́nh:
- h́nh 1: đầu thập niên 1960, h́nh chụp ở Bến Tre, bên trái: Vơ Thành Dũng, bên mặt: Đinh Văn Hải.
- h́nh 2: chụp ngày chũ nhựt 09-12-2012 tại nhà anh Lê Quang Ninh, xă Đạo Thạnh (Mỹ Tho). Sau khi ăn đám cưới con trai của bạn Phạm Công Thành (con của thầy Phạm Công B́nh) và Huỳnh Thị Thu Nguyệt (con của thầy Huỳnh Văn Đồ) tại châu thành Mỹ Tho, Ninh kéo vài người bạn đến thăm cho biết nhà, miếng đất của gia đ́nh có từ hơn 100 năm, nhà vừa xây lại vài năm trước, làm nơi thờ phượng. Đây là tấm h́nh cuối cùng của Hải.
Từ trái qua mặt: Lâm Hữu Thiện, Nguyễn Chấn Hùng, Lê Quang Ninh, Đỗ Tấn Tri, Đinh Văn Hải, Nguyễn Văn Linh, Vơ Thành Dũng. Đây là một số bạn thân đều đậu tú tài năm 1963.

Trong cuộc sống, nhứt là khi đă vượt ngũ tuần, Hải rất hiền hậu. Đặc biệt là Hải rất thương vợ, con và anh em.
Thầy Đinh Văn Của qua đời đầu thập niên  1970. Sau 1975 từ mẫu của Hải bị bịnh alzheimer, Hải rất thương mẹ. Lúc đó hai mẹ con ở nhà trong hẻm Điện Biên Phủ (trước 1975 tên là Phan Thanh Giản), một tay Hải lo lắng cho cho mẹ già (tôi cũng xin nói rơ lo lắng có nghĩa là tất cả mọi việc trong nhà). Nhà đơn chiếc lại gặp khó khăn như tất cả mọi gia đ́nh thời đó, không thể thuê người giúp việc được, mỗi khi Hải đi ra ngoài (dạy học, chợ búa,...) Hải đành khóa cửa lại, để mẹ trong nhà. Xong việc Hải lại nhanh chóng quay về nhà với mẹ. Ngay cả khi lập gia đ́nh, Hải cũng phải đành để vợ con nơi khác để một ḿnh Hải cáng đáng lo cho mẹ già. Mấy mươi năm sau khi mẹ già từ trần, Hải mới về chung sống với vợ con. Tấm gương hiếu thảo của Hải nào kém ǵ "Nhị Thập Tứ Hiếu" đâu. Tấm gương nầy đáng để đàn em suy ngẩm, nhứt là trong bối cảnh hiện nay, ở trong nước cũng như ở hải ngoại. Cũng xin phép nh
ắc lại: "Nhị Thập Tứ Hiếu" là 24 tấm gương hiếu thảo của người xưa được truyền tụng và chúng ta đều được học lúc c̣n ở Mỹ Tho.

Hải ơi, mầy đă thanh thản ra đi, trút bỏ bụi trần. Bây giờ mỗi lần về nước, tao đi chơi với ai?

                                                                                                 
Vơ Thành Dũng

Chú thích:
* mail của Hải:
hai_van_dinh@yahoo.com
Thông thường Hải rất ít đọc mail, bây giờ thi lại càng...
* mail của con Hải:
quangdung_dinh82@yahoo.com
Đây là mail của cháu Đinh Quang Dũng, con đầu ḷng của Hải
* điện thoại nhà: 84 8 3838 2417

 

 

4-Jan-2013

 

Kính gởi thầy và chị HH,

Con trai của cố GS Lê Khánh Thọai, NĐC, (là bạn đồng khóa Sư Phạm với anh Lâm Văn Bé và anh Dương Công Thái... nhà ở khu  nhà đèn, gần rạp hát Viễn Trường ) vừa bị tai nạn mất tại Saigon, VN, chị của em là cựu Nữ Trung học MT).

Kiến Trúc sư Lê Khánh Chí-Thanh, MBA
tử nạn 1AM ngày 1 tháng 1 năm 2013
tại Saigon, Việt Nam
Hưởng dương 41T


Chị Lê Khánh Thọai
Xuân Hồ

web site của Lê Khánh Chí-Thanh

http://www.biconsi.com.vn/index.php?id=3804&lg=vn

xh