Lưới Trời Ai Dệt ?
Tiểu Luận Về Khoa Học Và Triết Học
Nguyễn Tường Bách
Lưới trời ai dệt, một cuốn sách không
có thể loại.
Trước hết đây là cuốn sách xuất bản từ 6 năm trước (2004). Hơn
nữa nó không hề được tiếp thị hay quảng cáo rầm rộ như bao sách khác. Đề tài lại
c̣n thuộc loại khô khan – về vật lư, về triết học và Phật giáo. Có lẽ bởi hội tụ
đủ những yếu tố “chết người” ấy mà trong suốt 6 năm qua nó rất ít được quan tâm.
Nhưng với tất cả lương tâm của một người yêu sách, tôi có thể đảm
bảo với bạn rằng đó thật sự là một viên ngọc sáng lấp lánh trong tủ sách Việt.
Tôi đă mua đuợc viên ngọc ấy trong một lần lang thang ở nhà sách
Phương Nam – trên đường Lê Duẩn Q1, nơi mà tôi tuyệt nhiên chỉ đến để t́m những
sách hay mới xuất bản rồi sau đó đi ra nơi bán sách giảm giá để mua.
Sách có thể tạm chia làm 4 phần.
Phần đầu, tóm tắt các kiến thức vật lư mà chúng ta đều học
ở nhà trường phổ thông. Với một cách tŕnh bầy sáng sủa và hoàn toàn mới, những
người đọc với kiến thức sơ cứng, cằn cỗi sau bao năm thụ hưởng lối dạy dỗ môn
vật lư khô khan, không sức sống ở nhà trường chợt hiểu nguồn gốc va ư nghĩa sâu
xa của môn này. Nó không ǵ khác hơn là một phần của triết học – về cách nh́n và
phân tích căn nguyên của hiện thực xung quanh chúng ta. Vậy đấy – vật lư là
triết học. Giá mà tôi được giảng dạy như thế từ những năm c̣n bé dại. Giá mà tôi
có điều kiện (dù non nớt) truyền dạy cách nh́n nhận này cho các em học sinh đang
ngồi trên ghế nhà trường. Tôi đă bao lần ao ước như thế khi đọc phần I này.
Trong phần II, với những kiến thức như được trang bị lại ở
phần trước, người đọc sẽ được dẫn dắt tới những khuynh hướng triết học khác nhau
mà tựu trung lại vẫn là câu hỏi “vật chất từ đâu?. Vật chất hay ư thức có
trước?”.
Với hầu hết chúng ta, những người được giáo dục theo chủ nghĩa
duy vật mà ở đó vật chất có trước và quyết định ư thức đă là mặc nhiên th́ những
tranh căi của vật lư hiện đại, vật lư lượng tử trong suốt mấy mươi năm qua rất
đáng quan tâm. Dựa vào những kết quả mới nhất của vật lư lượng tử, với tinh thần
khoa học theo đúng nghĩa của từ này, dường như quyết định luận “vật chất có
trước và quyết định ư thức” rất cần xem xét lại. Dường như chúng ta, những người
phê phán những niềm tin mù quáng, không căn cứ lại đang tin vào những thứ mặc
nhiên được công nhận mà chưa hề được chứng minh.
Trong phần III, tác giả phổ cập những kiến thức căn bản về
Đạo Phật. Đây là phần khó hiểu với những người đọc mới tinh với đề tài này. Nói
thật là tôi đă đọc đi đọc lại cả chục lần phần này mà vẫn không dám tự tin nói
rằng ḿnh đă lĩnh hội hết ư của tác giả. Dường như ở đây cơ duyên và Tâm Phật
trong mỗi con người là yếu tố cuối cùng cần thiết để đạt tới một sự quán triệt
ḥan mỹ.
Phần cuối cùng của cuốn sách là câu trả lời của tác giả
cho ứng dụng của tri thức trong cuốn sách vào chính cuộc sống. Ở đây hiểu thôi
là chưa đủ mà c̣n cần sự tu tập hàng ngày nhằm thóat khổ và đạt tới một chung
cục tâm lư vui vẻ.
Tác giả Nguyễn Tường Bách người Huế. Nghe nói ông đă về định cư ở
Việt Nam vài năm trước. Sức mạnh của cuốn Lưới trời ai dệt đă khiến tôi thay đổi
nhân sinh quan của ḿnh, thay đổi cách phản ứng trong cuộc sống này. Tôi cũng đă
t́m đọc hầu hết các tác phẩm của ông nhằm thấu triệt hơn về một nhân sinh quan
trong sáng.
Quang Hải
(email: Hanoi71@hotmail.com
LỜI GIỚI THIỆU
“Vũ trụ là ǵ, từ đâu mà có” là câu hỏi cổ xưa nhất của
loài người. Đó là luận đề quan trọng nhất của khoa học tự nhiên và triết học mà
có lẽ con người sẽ không bao giờ có một câu trả lời chung cuộc. Lịch sử tư duy
của loài người cho thấy rằng, khoa học tự nhiên và triết học luôn luôn t́m cách
lư giải vấn đề này, đi từng bước từ giản đơn đến phức tạp, từ thô sơ đến tinh
tế. Hai ngành này cũng luôn luôn hỗ trợ cho nhau, làm tiền đề cho nhau để phát
triển. Trong thế kỷ thứ hai mươi, khoa học tự nhiên mà chủ yếu là ngành vật lư
đă đến với những nhận thức vô cùng mới mẻ về thực tại vật lư.
Người ta thấy rằng
thực tại vật lư tưởng chừng như độc lập và khách quan nay phải được quan niệm
như dạng xuất hiện của một thực tại khác, phức tạp hơn, nhiều kích chiều hơn.
Ngành vật lư và triết học đứng trước những luận đề vô cùng kỳ lạ và thú vị.
Trong khung cảnh đó, người ta thấy tư tưởng Phật giáo về vũ trụ và đời người có
những giải đáp vừa rất bất ngờ vừa rất phù hợp với cách đặt vấn đề của khoa học
hiện đại. Ở tập sách này, tác giả Nguyễn Tưởng Bách tŕnh bày lại các chặng
đường quan trọng trong quá tŕnh phát triển của ngành vật lư và triết học về
khoa học tự nhiên của hơn 25 thế kỷ qua. Tác giả chú trọng đặc biệt đến sự phát
triển của hai lư thuyết vật lư quan trọng nhất trong thế kỷ hai mươi, thuyết
tương đối và thuyết lượng tử cũng như ư nghĩa triết học của chúng. Tác giả cho
thấy nền vật lư và triết học phương Tây đang tiến đến một luận đề chung về bản
thể học, đó là câu hỏi, thực tại trước mắt chúng ta là ǵ.
Thế nhưng, phần đặc
sắc nhất của cuốn sách này là những tŕnh bày của tác giả về tư tưởng Phật giáo
để lư giải thế giới hiện tượng. Phần này nêu lên những nhận thức luận của lư
thuyết Trung Quán và Duy Thức để trả lời những câu hỏi hiện đại của ngành vật lư
về bản chất của thực tại vật chất. Trong phần này người đọc sẽ thấy tác giả mạnh
dạn nêu những nhận thức và ẩn dụ hết sức mới lạ của Trung Quán và Duy Thức để
cho thấy một sự đồng qui bất ngờ với những tri kiến và giả định của khoa học
trong thời đại mới. Tập sách này nói về các vấn đề phức tạp nhất của tư tưởng
nên dĩ nhiên nội dung của nó không đơn giản. Thế nhưng, nếu đọc thử vài chương,
người đọc sẽ thấy tác giả rất khéo tŕnh bày các vấn đề khó hiểu của khoa học và
triết học một cách sáng sủa và dễ hiểu. Tác phẩm này có ích cho những ai quan
tâm đến triết học, khoa học, tư tưởng Phật giáo.
Tuy không đi sâu vào những chi
tiết của các ngành vật lư và triết học nhưng tác phẩm này có thể cung cấp một
cái nh́n chung cho những ai muốn nghiên cứu các luận đề được nêu lên trong tập
sách. Trân trọng giới thiêu cùng bạn đọc. Nhà Xuất Bản
Lưới Trời Ai Dệt (tác giả Nguyễn Tường Bách)
Xin click ngay tên quyển sách để
download hay để đọc
|