Chuyện Cũ Không Rời

Tạp bút * UYÊN THAO

 

Khép mắt cố quên đời chiến sĩ

Làm thân cây cỏ gục ven bờ

Chợt nghe từ đáy hồn thương tích

Vẳng tiếng kèn truy điệu mộng xưa

                                * Thanh Nam

 

T

rần Phong Vũ chuyển cho tôi mấy ḍng thư của Đỗ Mạnh Tri cho biết anh có cảm giác như vừa nghe những lời trối trăng khi đọc một bài viết của tôi. Tôi không hiểu điều nào trong bài viết của ḿnh gợi cho Đỗ Mạnh Tri cảm giác ngậm ngùi đó nhưng thấy đầu óc trống trơn.

Hoàn toàn bất định, tôi mở một tờ báo cũ vừa nhờ Tạ Quang Khôi t́m được. Đập vào mắt tôi là một bài viết của Trần Phong Vũ từ ngót ba mươi năm trước. Cuối bài ghi ngày 22 tháng 11 năm 1974, tṛn 24 giờ trước khi tờ Sóng Thần của chúng tôi phát hành số giă từ độc giả v́ không c̣n phương tiện xuất bản sau mấy tháng bị tịch thu liên tục.

Rất nhanh, tôi bỗng thấy ḿnh đang ngồi trong căn pḥng tại đường Vơ Tánh, Sài G̣n qua những ḍng chữ của Trần Phong Vũ:

“Chuông điện thoại reo vang. Từ đầu dây bên kia, giọng Uyên Thao trầm trầm quen thuộc: “Tụi tao quyết định xong rồi”. Tôi ừ hữ không dám hỏi thẳng, muốn chạy trốn sự thực. Nhưng tiếng Uyên Thao vỡ ra như một nhát búa nện ngọt trên ô kính: “Phải đ́nh bản. Không c̣n cách nào khác”. Tôi ngồi im, nh́n sững vào khoảng không. Bất động... Tôi nghĩ tới những năm tháng cộng tác với Sóng Thần, tờ báo mà cả người làm cũng như người đọc không khỏi hănh diện v́ lập trường dứt khoát, đứng đắn và cũng v́ nội dung lành mạnh khó kiếm giữa thời buổi nhiễu nhương, vàng thau lẫn lộn này. Tờ báo đă làm ǵ nên tội? Những người viết cũng như những người đóng góp mồ hôi, công sức cho tờ báo đă làm ǵ nên tội mà phải nhận chịu cái kết cuộc bi thảm như vậy? Không ươn hèn, không ích kỷ, không chấp nhận bất công hà khắc, yêu chuộng dân chủ tự do, muốn được sống cho ra sống … phải chăng là một cái tội?”

Bên cạnh bài của Trần Phong Vũ là bài viết cùng ngày của Nhật Tiến với những ḍng cuối:

“Chiều hôm nay, tôi được đọc lá thư khẩn báo của toà soạn Sóng Thần với độc giả… Mặc dù từ 3 tháng nay, tôi đă nh́n thấy sự gian khổ mà anh em trong toà soạn Sóng Thần phải chịu đựng, vậy mà tôi vẫn cảm thấy xúc động sâu xa trước lời lẽ khẩn thiết, chân thành của toà soạn trong lá thư đầy nghẹn ngào và nước mắt đó. Tôi tự hỏi vài ba bữa nữa, nếu không c̣n phương tiện để tiếp tục ra báo, Sóng Thần có thực sự tắt tiếng thật không. Ṛng ră trong 40 số báo vừa qua, tiếng nói của Sóng Thần đă gây cho người đọc thật nhiều âm hưởng. Cho dù Sóng Thần không thể ra nữa th́ tiếng nói ấy, âm hưởng ấy vẫn c̣n dội vang măi trong ḷng tôi, trong ḷng độc giả”.

Giữa hai bài viết của Trần Phong Vũ và Nhật Tiến là lá thư của linh mục Thanh Lăng:

“Văn hữu Trùng Dương,

Tôi rụng rời, chán nản vô hạn khi chiều nay ra sạp báo không thấy có Sóng Thần. Tôi gọi cho văn hữu Nhật Tiến th́ được biết Sóng Thần bị tịch thu v́ bài của tôi. Văn hữu Nhật Tiến cho biết v́ kiệt quệ đến tận cùng do bị tịch thu liên tục, Sóng Thần chiều mai sẽ ra số cuối cùng rồi sau đó sẽ đi vào giấc ngủ ngàn thu. Hôm kia, cả Trùng Dương, cả Uyên Thao đều gọi điện thoại hỏi thăm tôi xem đă khỏi đau chưa..

– Cha ơi! Đă khá chưa? Gửi bài cho Sóng Thần đi. Sóng Thần chẳng hy vọng sống thêm được bao lâu nữa đâu. Mong Cha trở lại để có mặt bên Sóng Thần trong những ngày …

Tôi chận không cho hai người bạn của tôi nói hết câu nói mà tôi biết nó phũ phàng, đen tối quá. Tôi vâng lời hai bạn để có bài… Bài của tôi chẳng viết ǵ khủng khiếp chỉ duyệt lại tất cả kháng thư của các đoàn thể đă đưa ra từ sau cái ngày 31-10-1974, các kháng thư đă được tất cả các báo đăng tải suốt 3 tuần qua…

Chị Trùng Dương,

Anh Uyên Thao,

Anh Lư Đại Nguyên,

Chẳng lẽ vận của Sóng Thần chỉ có thế thôi ư?

Các anh chị cố kéo dài cho Sóng Thần ít hôm nữa xem sao. Nhân danh là người đă gây hại cho Sóng Thần, tôi xin NỨC NỞ, NGHẸN NGÀO nói với, khóc với, than với tất cả anh em, thân hữu, người hằng Tâm, nhất là người hằng Sản hăy TIẾP TAY, TIẾP SỨC cho Sóng Thần… để Sóng Thần tiếp tục con đường xây dựng Tự Do, Dân Chủ mà nó đă chọn. SÓNG THẦN PHẢI SỐNG!”

Bốn chữ “Sóng Thần phải sống” nối nhau hiện lên trước mắt tôi từ hàng loạt thư được trích in.

Bên cạnh thư của Giám Mục Huỳnh Văn Nghi là thư của Hoà Thượng Thích Trí Thủ, Thượng Toạ Thích Quảng Độ, thư của cụ Nguyễn Văn Lực, của luật sư Bùi Tường Chiểu, của học giả Nguyễn Hiến Lê, nhà văn B́nh Nguyên Lộc, nhà thơ Vũ Hoàng Chương… và của một nữ sinh tên Nguyễn Thị Hoàng Kim đă quyết định gửi cho toà soạn 1000 đồng là tiền dành mua đôi dép mới. Em lập luận rằng em có thể mang đôi dép cũ để đi thêm một hai tháng nữa trong khi Sóng Thần đang cần sự tiếp tay để c̣n hơi thở…

Bốn chữ Sóng Thần phải sống cũng được lập lại trong bài viết trên các báo Công Luận, Trắng Đen, Điện Tín, Chính Luận… và là tựa đề một bài viết của báo Đại Dân Tộc.

Âm vang bốn tiếng đó đẩy tôi lùi xa măi về cảnh sinh hoạt của tờ báo mà Lê Thiệp ghi lại trong một bài dài trên số báo xuất bản từ ngót ba mươi năm trước đang trải rộng trước mắt lúc này. Lê Thiệp mở đầu bài viết bằng lời nhắc gần như tôi luôn được nghe vào thời gian đó: 

“– Tôi thấy không nên đăng bài ông Liệu. Tránh voi chẳng xấu mặt nào.

– Tao nghĩ khác. Đây là một trắc nghiệm đối với chính sách thông tin. Ông Liệu chỉ đặt vấn đề thảo luận về thành phần thứ ba… Có nhiều điều đáng thảo luận lắm chứ.

– Tôi thấy ông platonique! Không có cái ǵ để thảo luận hết.

– Thế mày làm báo để làm ǵ?

– Tôi làm báo để cho ông Sáu Cao bán, không làm báo cho Cảnh Sát Quận 3.

– Đừng giở tṛ bây. Tao là xếp, tao cho đăng.

Tuyên bố xong, Uyên Thao cầm bài của Nguyễn Liệu cho vào xấp bài để sẵn cho Tấn Typo. Tôi rút một điếu Kool. Trên đời có thứ thuốc lá nào tôi ghét nhất th́ phải là thứ thuốc này. The the, gắt, nồng, cháy không hết tàn và cái đầu lọc cứng như que củi. Nhưng xếp tôi –  ông Uyên Thao ương ngạnh –  lại hút cái của khỉ đó. Tôi hết thuốc và hết cả tiền mua nên đành hút gỡ một điếu vậy.

Biết làm sao hơn!…Tôi bỗng chua xót cho cái thân phận của kiếp làm báo ở xứ này và thấy người nhẹ hẫng, đi như không chấm đất, ngồi như ngồi trên mây. Tôi không c̣n là tôi nữa, ră rời mệt mỏi. Tuy linh cảm thấy nguy hiểm nên không muốn đăng đoạn tiếp bài của ông Liệu, nhưng từ thâm tâm, tôi đồng ư với ông Thao… Tôi bỗng cảm thấy ḿnh già đi, như xụm xuống.

Buổi chiều buồn nản trôi. Uyên Thao và tôi ngồi trơ vơ trong toà soạn. Ông Thao trầm ngâm:

– Tao không nghĩ là tao quá khích, nhưng có thể tao cả tin. Thôi, từ nay mày quyết định cái nào đi, cái nào bỏ.

– Tôi chẳng ngại ǵ công việc cày bừa một nắng hai sương. Nhưng tôi sợ không đủ thẩm quyền. Dẫu sao đứng mũi th́ phải chịu sào. Ráng lên ông!

Hai đứa không nói ǵ thêm, lui cui làm việc. Ngọn đèn néon lung linh trong cái vắng lặng khôn cùng. Hơn 8 giờ tối, ông Thao đứng dậy.

– Tao th́ tao không ngại. Vợ tao bắt đầu chạy hàng xách từ đầu tháng chắc cũng đủ rau cháo qua ngày. Nhưng thấy anh em khổ quá, tao buồn. Tội ở tao cả!

– Thôi, ông lẩm cẩm thấy mẹ! Những đứa c̣n ngồi tới giờ này đều là dân húc đến cùng mà ông. Tôi mới xin bà cụ được mấy xín, mời ông đi nhậu chơi.

– Gan tao nó phá, ḷng bàn tay nát bấy rồi, đâu c̣n uống ǵ được. Tối nào cũng thức khuya quá!

– Thôi, về ngủ sớm đi. Mai tôi lo hết cho. Mai tôi đến sớm, cho ông 8 giờ hăy đến. OK?

– OK. Cảm ơn mày nhiều. Con đào mày dạo này ra sao?

Tôi bật cười. Đào với địch cái ǵ? Sóng Thần cân hồ từ lúc mở mắt đến khi đi ngủ, tuần lễ bảy ngày, tháng 30 ngày, c̣n th́ giờ nào lo cho đào nữa.

– Ông ơi, nó bỏ tôi rồi. Người ta đă bỏ con rồi, Chúa ơi! Có đứa nào điên mới mê một tên vừa rách lại vừa mát. Chỉ húc bậy với ông cũng đủ để đào cho de rồi.

Sáng hôm sau, như mọi sáng, toà soạn lại tấp nập. Nhưng Anh Phan, Anh Điển, Huy Tường, Tiểu Siêu, Thục Viên… dạo này ít nói ít cười…

Nói ǵ nữa bây giờ? Quả thật báo có thể đ́nh bản bất cứ lúc nào.

Ngày 30-10 đă sửa soạn đi luôn. Ngày 31-10 toà đă xử trong không khí hực lửa nhưng rồi cũng thoát. Đă có nhiều hôm quản lư Nhuận thông báo hết giấy. Toà soạn cứ làm việc và chờ đợi. Quản lư Nhuận xoay như chong chóng, cuối cùng cũng vay mượn được 4 cuộn giấy đủ cho một ngày. Biện pháp tịch thu mỗi ngày như ngọn roi quất mạnh thêm vào cơ đồ đă lung lay, như chà sát muối vào vết thương chảy máu.  Nói ǵ nữa bây giờ?

Tờ báo là của chung. Trong tờ Sóng Thần không có chủ và người làm công. Mọi người đều là anh em, không ai muốn tờ báo đi vào cơi chết. Nhưng tương lai tăm tối ở phía trước. Nhà tên nào có cái ǵ quí đem ra bán hết rồi. Tivi, tủ lạnh biến thành giấy để rồi cảnh sát vồ hết. Sự tịch thu liên miên bất kể lư trí đă đẩy tờ báo đến chỗ chết. Số báo ngày hôm qua,  Sóng Thần bị tịch thu lần thứ 3 trong 5 ngày. Con số làm rùng ḿnh những người hiểu biết. Chúng tôi không làm loạn. Sự đóng góp của tờ  Sóng Thần với chế độ từng được chứng tỏ trong mùa hè đỏ lửa 72. Một ḿnh Sóng Thần đă trấn an dư luận hậu phương trước cơn băo chiến trường. Sóng Thần từng thách đố phái bộ Lê Quang Ḥa đối chất công khai. Để rồi giờ đây 5 ngày tịch thu 3 lần…  Nói ǵ nữa?

Hơi thở đă tàn lụi. Sức lực đă ṃn cạn.

Toà soạn họp để nghe lời tuyên bố đ́nh bản v́ hết tiền. Không ai ngạc nhiên, không ai thắc mắc. H́nh như chúng ta nợ đến 40 triệu rồi. H́nh như chúng ta đă cố vay tất cả những chỗ có thể vay. 5 ngày tịch thu 3 lần.

Nhưng dù không c̣n tha thiết nữa th́ những ân t́nh làm sao để đáp lại?

Bác Quốc đă trả lại tiền nhuận bút. Cha Thiên Hổ viết chùa, c̣n cho 15 ngàn. Giỏ quưt ân t́nh của độc giả. Hai gói trà của một bà mẹ đưa đến sớm hôm qua. Một độc giả ở Trần Quang Diệu cho 2000 đồng. Và c̣n nhiều không kể hết… Những ân t́nh đó th́ sao? Tôi chán nản bỏ đi khỏi toà soạn, bước thấp bước cao. Tôi nghĩ đến người đă dậy tôi làm báo. Mười năm trước, ông Từ Chung đă gục ngă v́ đạn của những kẻ hèn nhát sợ sự thật. Ông Từ Chung đă báo trước về những nhục nhằn của nghề báo. “Các ông đừng có nh́n nghề báo bằng lăng kính màu hồng. Các ông sẽ vấp lên vấp xuống. Các ông sẽ bị nó đánh sặc máu mồm dồn máu mũi. Các ông sẽ bị bóc lột như cu li bến tàu thời xưa. Các ông sẽ phải làm việc 14 tiếng một ngày vẫn không đủ ăn. Nhưng tôi có một lời nói chắc rằng hễ mà các ông thực sự yêu nghề th́ nếu ngă xuống các ông lại đứng dậy, ḅ mà đi, lết mà tới.” Không biết tôi lết mà tới được chăng?”

Mấy chữ cuối bài của Lê Thiệp là một câu hỏi cho tới phút này tôi vẫn không thể trả lời – đúng hơn là cố tránh trả lời. 

Tôi biết rơ hết thẩy chúng tôi không sợ phải ḅ lết, không sợ bị vùi dập.

Đây là chọn lựa ngay từ khi gây dựng tờ báo và đă là động cơ thuyết phục anh Chu Tử trong kỳ họp mặt những người liên hệ với tờ báo từ khắp nước cuối tháng 8 năm 1971.

Vào dịp đó, anh Chu Tử mặc dù tận lực hỗ trợ chúng tôi từ một năm trước trong việc tổ chức tờ báo nhưng không muốn tờ báo có tên anh. Anh nhắc những khó khăn sẽ đến với tờ báo do chủ trương được vạch ra và những khó khăn mà riêng bản thân anh đang gặp với tư cách một người cầm bút. Cho nên, anh coi như hết phận sự khi chúng tôi tổ chức xong mọi việc để có tờ báo. Anh không muốn cái tên Chu Tử sẽ chất thêm gánh nặng lên vai chúng tôi khi con đường chúng tôi đi là con đường đầy chông gai. Nhưng, từ Phạm Văn Lương, Nguyễn Liệu, Trần Huy Phong, Lư Đại Nguyên, Hà Thế Ruyệt … đến các đại diện địa phương đều không muốn vắng tên Chu Tử trên tờ báo, ngay cả khi thực tế sẽ xẩy ra đúng như anh nói là cái tên Chu Tử chỉ mang thêm gánh nặng về cho tất cả chúng tôi. Rồi cụ Phạm Văn Bính, cụ Trọng Nghĩa lên tiếng tán trợ chúng tôi khiến anh Chu Tử đành nhượng bộ thuận ghi tên vào nhóm chủ trương với điều kiện "chỉ góp mặt trong ba tháng đầu."

Tôi bắt gặp nụ cười của Tân Dân đang đứng trước micro.

Tân Dân lúc đó vừa tṛn 21 tuổi, là người trẻ nhất và được giao nhiệm vụ điều khiển chương tŕnh cuộc họp. Chu Tử chưa nói dứt mấy tiếng cuối cùng, Tân Dân với nụ cười rạng rỡ trên môi đă yêu cầu mọi người thông qua bằng một loạt vỗ tay. 

H́nh ảnh nụ cười của Tân Dân sống lại trong kư ức vào lúc tôi ngồi bên Vũ Ánh tại trại K3 khoảng 1984-1985. Vũ Ánh vừa chuyển từ trại Phú Khánh về nhốt chung với tôi tại K3 và kể về phút cuối cùng của Tân Dân tại trại Hàm Tân cuối năm 1975. "Nó không trốn. Nó cố t́nh chạy thẳng ra cổng trại cho bọn kia bắn". Thời gian đó, Vũ Ánh bị giam cùng trại với Tân Dân và là một trong những người chứng kiến bạn ḿnh ngă xuống.

Khi bị bắn tại trại Hàm Tân, Tân Dân mới tṛn 25 tuổi và trước đó không lâu c̣n viết cho tôi mấy ḍng chữ đầy hào hứng. Tân Dân viết cho tôi từ một góc rừng nào đó mà Tân Dân tin là sẽ đem lại cho ḿnh cơ hội đi tiếp con đường đă chọn.

Tôi vẫn bị bạn bè cho là cả tin nhưng sau 30 tháng Tư 1975 bỗng luôn đắn đo ngờ vực. V́ thế, tôi không muốn Tân Dân rời ngay thành phố để tham gia một đơn vị quân đội Cộng Hoà chưa chịu buông súng và vừa cử người lén tới gặp chúng tôi. Nhưng Tân Dân không c̣n làm chủ nổi ḿnh.

Buổi cuối cùng gặp tôi, Tân Dân nói một cách dứt khoát:

- Nếu phải ở lại, em sẽ bắn vợ con rồi bắn vào đầu ḿnh chứ không chịu nổi cảnh này thêm một ngày.

Dù Tân Dân là một sĩ quan Biệt Động Quân tại tuyến đầu vùng I, tôi vẫn luôn bắt gặp trước mắt ḿnh một sinh viên trẻ hồn nhiên. Lúc nghe Tân Dân nói những lời trên, tôi không c̣n thấy người sinh viên trẻ thường có mặt bên tôi trong thời gian qua nữa. Tôi nhớ lại Tân Dân đă quyết định không tŕnh diện theo lệnh Uỷ Ban Quân Quản và không từ bỏ khẩu súng. Tôi chỉ c̣n biết nhắc Tân Dân:

- Nếu có cơ hội th́ viết cho anh. Nhớ gọi anh là Hai nếu tốt lành, c̣n không th́ gọi anh là Út.

Tân Dân đă nắn nót hai chữ “Anh Hai” ghi trên đầu mấy ḍng chữ viết cho tôi một tuần sau đó. Tuy vậy, tôi vẫn chưa hết ngờ vực khiến Vơ Văn Quới luôn lập lại cái điệp khúc “bất quá th́ coi như ḿnh cúng dường Tam Bảo” và Lê Trọng Uyên gần như sẵng giọng với tôi “Cứ đắn đo măi th́ làm được ǵ. Kể cả là cái bẫy th́ cũng lao vào.”

Quới và Uyên là những luật sư trẻ có mặt bên cạnh Sóng Thần vào những ngày cuối cùng của tờ báo. Khi nghe hai người nói, một câu hỏi đă nổi lên trong đầu tôi: Có phải ḿnh đang sợ chết?

Tôi đă tự trả lời rất thành thực. Trên đời này chẳng có ai không sợ chết, nhưng tôi thấy rơ từ tuổi hai mươi chưa bao giờ cái chết ngăn nổi bất kỳ chọn lựa nào của tôi, kể cả những khi tôi phải chọn lựa trong cảnh hết phương tự vệ và cái chết có thể ập tới tức khắc. Vấn đề chủ yếu là cái chết của ḿnh có thể giúp nẩy nổi một búp chồi hy vọng nhỏ nhoi nào cho cuộc sống không?  Cho nên tôi quyết định vẫn sẵn sàng chia xẻ với bạn bè mọi điều có thể làm, nhưng sẽ không rời thành phố cho tới khi nh́n rơ mọi chuyện hoặc khi lâm vào cảnh bị dồn tới đường cùng.

Những h́nh ảnh gặp gỡ đó của thời khoảng nối sau ngày 30 tháng Tư 1975 ùn ùn sống lại khi Vũ Ánh kể về Tân Dân. Nhưng rất mau, tất cả đều ch́m xuống sau h́nh ảnh nụ cười rạng rỡ của Tân Dân mà tôi bắt gặp bữa nào. Một ư nghĩ bất chợt hiện lên: Ḿnh không bao giờ c̣n thấy Tân Dân, không bao giờ c̣n được nh́n những nụ cười đầy tin tưởng của nó nữa!

Cảm giác mất mát biến thành một đại dương mênh mông bao phủ và tôi bỗng thấy đơn độc tới mức kinh hoàng. Cảm giác này đeo đuổi tôi suốt những ngày nối tiếp, kể cả khi tôi đă ra khỏi nhà tù.

Năm 1986, khi Trần Gia Phụng tới t́m tôi tại chùa Pháp Hoa trong t́nh trạng bị quản chế, tôi lại gặp lại cảnh ḿnh đang ngồi bên Vũ Ánh ở trại K3. Trần Gia Phụng không quen biết Tân Dân nhưng là người ở cạnh Phạm Văn Lương và câu chuyện Phụng kể là những giờ phút cuối của Lương tại một trại giam miền Trung. Lương không t́m cách nhận những viên đạn như Tân Dân nhưng dùng ống chích tự tay đưa vào cơ thể ḿnh một chất độc cực mạnh.

Trong lúc Phụng kể, tôi nhớ lại buổi trưa Phạm Văn Lương tới t́m tôi ở ṭa soạn tuần báo Đời.

Đó là giữa năm 1970, lúc Hà Thúc Nhơn vừa bị hạ sát tại Quân Y Viện Nguyễn Huệ, Nha Trang. Lương nghẹn giọng khi tôi ngẩng lên và câu nói của anh là những lời đứt quăng:

– Không thể để cái chết của Nhơn thành vô ích. Phải làm ngay một điều ǵ!

Sau câu nói, Lương như đổ xụm xuống chiếc ghế. Tôi không thể nhận ra nét nào cho thấy người ngồi trước mặt từng là sĩ quan trong binh chủng Nhảy Dù và đang là một bác sĩ, một Thiếu Tá Quân Y phụ trách Khu Giải Phẫu của Quân Y Viện Duy Tân. Cái chết của Hà Thúc Nhơn khiến Lương lật đật từ Đà Nẵng bay về Sài G̣n t́m tôi. Trong chiếc sơ mi cụt tay bụi bặm nhàu nát bỏ ḷng tḥng và đôi dép cao su, Lương như một kẻ lam lũ vừa được lôi ra khỏi hầm than hay hố rác nào đó.

Nhưng cặp mắt Lương nói lên tất cả nỗi đau đớn, uất nghẹn đang vây hăm.

Cặp mắt đó đă thúc tôi lao vào con đường mà Chu Tử cho biết là đầy chông gai ở phía trước và không ít lần Đỗ Quư Toàn nh́n tôi ái ngại. Tôi chưa quên lời nhắc của Đỗ Quư Toàn cũng tại toà soạn tuần báo Đời lúc đó:

- Ông đừng sống ở trên mây nữa!

Không hiểu sao tôi cứ nghĩ dù nói vậy bằng cái giọng xót xa cho tôi, Toàn sẽ hết sức buồn, nếu tôi từ bỏ việc đang làm. Riêng tôi, tôi biết chắc ḿnh khó ngừng lại.

Ngay tại toà soạn tuần báo Đời, cũng một buổi trưa, một người lính xuất hiện, nói với tôi bằng giọng khô lạnh:

- Anh Son nhờ tôi chuyển cái thư này lại cho ông.

Tôi nhận chiếc bao thư từ tay người lính nhưng không biết Lê Văn Son là ai.

Người lính cho biết Lê Văn Son là một hạ sĩ cùng đơn vị với anh tại Biên Ḥa. Tuần trước, đơn vị của anh nhận lệnh qua hành quân tại Snoul. Khi ra đi, hạ sĩ Lê Văn Son dặn nếu thấy anh không về th́ trao lá thư cho tôi. Người lính kết thúc câu chuyện:

- Không lấy được xác anh ấy!

Cho tới lúc đó, tôi hầu như không c̣n nhiều cảm xúc trước cái chết.

Năm 1955, tôi đă đứng im bên Sáu Cao khi khẩu súng trên tay anh nhả đạn liên hồi vào một người phía trước.

Năm 1965, tôi đă ngồi im khi chiếc trực thăng chở những người bạn vừa chia tay không đầy năm phút nổ tung ngay trước mắt trên vùng trời Đức Cơ.

Cũng trong năm 1965, một tối mùa Đông, tôi đă lặng lẽ buông ch́m vào tiếng nhạc tại Câu Lạc Bộ Phượng Hoàng, Pleiku khi nghe báo người bạn hẹn gặp tôi không thể tới. Lời hẹn đưa ra lúc 4 giờ sáng khi chúng tôi gặp nhau chớp nhoáng tại phi trường Cù Hanh, nhưng người hẹn tan xác lúc 10 giờ. Khi nghe báo tin, tôi chỉ nh́n vào cổ tay trống trơn của ḿnh.

Chiều hôm trước, tôi có mặt tại Sài G̣n và ghé chùa Giác Minh. Thầy Thích Đức Nhuận thấy tôi không có đồng hồ đă tháo chiếc đồng hồ của thầy đặt vào tay tôi với lời nhắc cần lưu ư tới giờ giấc để sinh hoạt bớt thất thường. Người hẹn với tôi tan xác v́ một trái pháo đúng lúc chiếc đồng hồ của thầy Đức Nhuận bị bứt khỏi tay tôi. Nó văng mất v́ một mảnh pháo, một viên đạn hoặc va chạm với một thứ ǵ tôi không rơ, nhưng tôi biết tôi cũng có thể lỡ hẹn với bạn.

Tất cả chỉ là may rủi và chẳng có ư nghĩa ǵ.

Tuy vậy, tôi đă chết lặng khi nghe người lính kết thúc câu chuyện về hạ sĩ Lê Văn Son.

Trong bao thư gửi cho tôi có 300 đồng và một mảnh giấy học tṛ nguệch ngoạch mấy chữ viết vội ngỏ ư “góp một số vốn cho nhóm Hà Thúc Nhơn ra báo để nói lên tiếng nói của người dân.”

Hạ sĩ Lê Văn Son không thoát khỏi ṿng may rủi chung của hết thẩy, nhưng không quên những điều vượt khỏi khuôn hạn đời sống một cá nhân. Có thể anh đă linh cảm ḿnh không về nữa và mấy chữ viết vội kia chính là lời trối cuối cùng.

Tôi vẫn nghe vẳng lời nhắc của Đỗ Quư Toàn, nhưng tự hiểu không c̣n trở lực nào buộc nổi tôi ngưng lại. Số vốn tối thiểu để tờ báo có thể ra mắt là 20 triệu không khác một đại dương mênh mông trong khi khó khăn trước mắt chất ngất như núi. Nhưng số tiền 300 đồng của hạ sĩ Lê Văn Son trở thành tiếng thét không cho phép chùn chân. Những tiếng thét kiểu này gần như cất lên hàng ngày từ khắp các miền đất nước.

Từ Quảng Nam, Kiều Xuân Tuất gửi cho tôi 50 đồng với vài ḍng tự kể về ḿnh. Tuất đang sống bằng việc bán kem dạo trong thành phố nhưng qua báo chí đă biết nguyên do dẫn đến cái chết của bác sĩ Hà Thúc Nhơn và mong được góp phần tiếp nối công việc mà bác sĩ Hà Thúc Nhơn muốn làm. Tuất tiếc chỉ có thể gom được vỏn vẹn 50 đồng, nhưng mong chúng tôi sẽ đi tới cùng trong công việc đề ra.   

Tại Đà Nẵng, khi tôi ngỏ ư muốn gặp một người gửi thư hứa góp 3000 đồng vốn cho tờ báo dự trù, Phạm Văn Lương phải hỏi thăm nhiều lần mới dắt nổi tôi tới căn nhà nằm sâu trong một con hẻm đầy ngóc ngách. Chúng tôi được đưa tới một căn pḥng mỗi bề không quá ba thước ngăn bằng những mảnh vải nhăn nhúm để ngồi chờ chủ nhà đi kiếm người chúng tôi cần gặp. Đó là một cô giáo, tên Tú Loan. Chủ nhà cho biết Tú Loan đang sống bằng việc dạy kèm vỡ ḷng chữ nghĩa cho một số em nhỏ trong khu xóm. Tôi sững người trước con heo đất đặt trên chiếc bàn kê giữa pḥng. Con heo đất được choàng một mảnh giấy với mấy chữ ghi: “Tiền để dành góp cho ông Uyên Thao”.

Câu chuyện nghe kể trong buổi chiều tàn tại con hẻm tối tăm ở Đà Nẵng và cái nh́n như mất hút vào khoảng không nào đó của người thiếu phụ trẻ đă chất thêm vào tâm tư tôi nỗi ám ảnh bên cạnh mấy ḍng chữ của hạ sĩ Lê Văn Son. Tú Loan chỉ mới ngoài hai mươi đang mang mảnh băng tang trước ngực. Chiến tranh đă cướp mất cha mẹ cô và vừa cướp thêm chồng cô là một người lính tiền đồn ở Quảng Nam. Lúc này người thân duy nhất c̣n lại bên cô chỉ là đứa con nhỏ mới tṛn ba tuổi. Cô không biết tương lai hai mẹ con sẽ ra sao với cuộc sống chật vật bấp bênh hiện tại, nhưng cô tự thấy phải chia xẻ với chúng tôi trong công việc đang theo đuổi. 

Phạm Văn Lương im lặng trong khi tôi không biết nói điều ǵ.

Mạng sống và ước nguyện nhỏ nhoi của con người trên khắp nước đă trở thành bèo bọt từ khi tôi c̣n là một đứa trẻ và tiếp tục trở thành bèo bọt cho tới lúc này.

Tôi nhớ lại buổi chiều cuối đông trên đường tản cư năm 1946, cả bày học tṛ nhỏ chúng tôi được dẫn tới tập trung trên băi đất trống trước cổng huyện Chương Mỹ, Hà Đông để chứng kiến một việc mà cho tới cuối đời tôi chắc vẫn không quên. Chúng tôi chen chúc giữa đám đông họp thành ṿng tṛn ồn ào bao quanh một người quỳ gối, hai tay bị trói quặt ra sau lưng. H́nh ảnh không rời khỏi tôi là lưỡi mă tấu vụt chém thẳng xuống gáy người đang gục đầu và âm vang những tiếng rú không biết phát ra từ đâu. Lũ nhỏ chúng tôi chỉ kịp bưng mặt ùa chạy tứ tán trong cơn mê sảng và suốt nhiều ngày sau không dám nh́n về mảnh đất kia. Dù luôn được nghe giảng giải chỉ dẫn đủ điều, nhưng tôi biết chắc măi măi đó là nỗi kinh hoàng ngoài sức chịu đựng đối với tôi.

Năm 1956 từ Sài G̣n, tôi được tin chú tôi ở quê nhà đă tự treo cổ để tránh bị đặt vào giữa một ṿng người nào đó. Tôi nghĩ chú tôi cũng không chịu đựng nổi nỗi kinh hoàng và chết lặng khi tưởng tượng những người xung quanh tôi, bên cạnh tôi ngay tại Sài G̣n này có thể bị đẩy vào giữa nỗi kinh hoàng đó, dù ở vị thế nào – vị thế của tôi vào lúc đang trên đường tản cư năm 1946 hay vị thế của chú tôi sau này.

Tôi gặp lại đúng mối ưu tư của ḿnh nơi một sĩ quan trẻ trên mặt trận Sa Huỳnh đầu năm 1966. Vào lúc cùng dựa lưng dưới một chiến hào, chuẩn uư Phần kể cho tôi nghe lư do khiến Phần bỏ đời sống học tṛ để cầm súng chỉ v́ sợ thấy người thân phải rơi vào cảnh ngộ tương tự như gia đ́nh chú tôi.

- Phải góp sức chung lo cho mọi người chứ!

Đó là ư nghĩ đưa Phần tới chỗ chúng tôi đang có mặt. Tôi không biết số phận Phần ra sao, v́ ngay sau đó bản thân tôi phải nhờ người chỉ huy của Phần là trung uư Vơ Đăng Diệu — mà năm 2004 tôi được biết đang sống tại San Jose và làm thơ với bút danh Hà Ly Mạc — tới kịp mới c̣n hơi thở.

Nhưng lời lẽ hồn nhiên của Phần khiến tôi nhớ lại câu chuyện với đại tá Nguyễn Văn Hiếu tham mưu trưởng Quân Đoàn 2 lúc đó. Khoảng hơn một tháng trước khi có mặt tại Sa Huỳnh, tôi đă nghe đại tá Hiếu đề cập tới cùng mối băn khoăn của tôi từ một khía cạnh khác.

Bữa đó, tôi từ Phú Bổn trở về Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn, tới gặp ông. Trời đă gần tối. Pḥng việc vắng hoe. Đại tá Hiếu hỏi tôi về các chi tiết quanh biến cố Fulro đang đặt toàn bộ Vùng 2 vào thế căng thẳng rồi đột ngột nói về cuộc đối đầu hai miền Nam - Bắc. Không giấu vẻ chán nản, ông nói với tôi:

- Chúng ta sẽ thua, anh ạ!

Ông giải thích ư nghĩ của ḿnh:

- Họ thua kém chúng ta mọi thứ, từ kiến thức tới trang bị. Nhưng họ làm việc suốt 24 giờ cho mục đích của họ, c̣n chúng ta chỉ dựa vào công việc để vui chơi hoặc mưu lợi cá nhân.

Tôi không hiểu đại tá Hiếu có ấn định giới hạn cho hai tiếng “chúng ta” do ông nói ra không, nhưng ngay sau khi gặp chuẩn uư Phần, tôi đă thấy việc định giới hạn trở thành cần thiết. Hai tiếng “chúng ta” mà đại tá Hiếu nhắc không thể bao gồm những người như chuẩn uư Phần, như bác sĩ Hà Thúc Nhơn, như người bán kem Kiều Xuân Tuất, như hạ sĩ Lê Văn Son, như cô giáo Tú Loan… hay như chính đại tá Nguyễn Văn Hiếu về sau đă trở thành vị tướng luôn được báo chí nhắc tới. Nếu không thể định giới hạn cho hai tiếng “chúng ta” th́ chỉ có thể nghĩ chúng ta đang mắc một chứng bịnh trầm kha.

Tờ báo do chúng tôi đang chuẩn bị không c̣n là tờ báo mà chính là tiếng gào thét kêu gọi quyết tâm chữa lành bịnh để kiện toàn thân xác hầu đủ sức chận quét nỗi kinh hoàng thảm khốc đă phủ trùm đất nước từ nhiều năm tháng mà tuổi thơ của tôi đă bắt gặp từ cuối Đông năm 1946. Để tiếng gào đó có thể cất lên, chúng tôi không chỉ phải vượt qua cái đại dương 20 triệu đồng mênh mông mà c̣n đối mặt với nhiều thứ khó khăn.

Khu phố Cống Quỳnh đă có lúc bị cô lập để Cảnh Sát tràn ngập toà soạn tuần báo Đời cắt ngang buổi trao đổi với các đại diện sinh viên. Vơ đường Hoa Lư của Trần Huy Phong đă có lúc bị bao nghẹt giữa ṿng vây Cảnh Sát Dă Chiến để phá vỡ cuộc họp mặt của những người đang mang trên thân xác những vết thương nhức nhối của đất nước. Đă có lúc Phạm Văn Lương phải cầm trái lựu đạn rút chốt sẵn sàng cho nổ tung cùng với thân xác ḿnh để tới được trước Quốc Hội bày tỏ thái độ không chùn bước của chúng tôi. Thủ tục về giấy phép vốn rất b́nh thường cũng đặt chúng tôi trên một đoạn đường đầy hầm hố. Tờ báo lúc đầu dự trù mang tên chủ nhiệm Hà Thế Ruyệt phải chuyển sang tên Nguyển Tuyển rồi lại phải chuyển sang tên Trùng Dương để giấu kín tung tích. 

Cuối cùng những ngày cưu mang nghẹt thở cũng qua.

Chiều 24 tháng 9 năm 1971, số Sóng Thần đầu tiên được gửi tới bạn đọc.

Vào lúc chập choạng tối, anh Nguyễn Đức Quỳnh đột ngột xuất hiện ngay bên dăy máy in. Nắm bàn tay tôi, anh nói bằng giọng xúc động:

- Bây giờ tôi có nhắm mắt cũng yên ḷng. Ít nhất th́ các cậu đă có điều kiện để nói những điều cần nói. Ráng giữ cho tờ báo đừng chết.

Tôi vẫn nghĩ trong lớp cầm bút đàn anh của tôi, anh Nguyễn Đức Quỳnh là người luôn trăn trở về những diễn biến đè nặng trên cuộc sống chung của đất nước. Lúc anh Quỳnh nói những lời đó với tôi ở nhà in Nguyễn Bá Ṭng cũng là lúc Đỗ Ngọc Yến thay mặt toà soạn đón quan khách và bạn bè tới dự buổi họp mặt giới thiệu tờ báo tại Trung Tâm Văn Bút. Tôi không biết Yến đă nói ǵ nhưng chắc chắn Yến không thể h́nh dung giây phút cuối cùng của tờ báo như đang hiển hiện trước mắt tôi qua số báo cũ đề ngày 24 tháng 11 năm 1974. 

Tôi đă không thể làm được điều do anh Nguyễn Đức Quỳnh nhắc nhở. Lúc này nhớ lại, tôi thấy mừng là anh Quỳnh đă vĩnh viễn ra đi trước ngày cuối cùng của tờ báo. Ít nhất, anh đă không phải thất vọng vào lúc nhắm mắt, dù thực tế vẫn hết sức phũ phàng. Tôi vẫn chưa quên là giữa những cơn mê tỉnh chập chờn trước khi trút hơi thở cuối cùng, anh đă sai Ḱnh – con trai út của anh – đi kiếm tôi. Trên chiếc giường nhỏ kê giữa nhà, anh không c̣n giữ nét nào của ông già quắc thước với cặp mắt sáng rực những ngày trước. Tôi nắm bàn tay lạnh ngắt của anh trong lúc anh th́ thào:

- Chiến tranh sẽ hết. Hăy ráng góp sức giữ cho không có cảnh chém giết hay hành hạ đồng bào. Dân ḿnh khổ quá rồi!

Chỉ không đầy nửa năm sau khi nghe những lời trối đó của anh Quỳnh, tôi đối diện với một đống thư cao ngất luôn lập lại bốn tiếng “Sóng Thần phải sống.Lời nhắc này không khác lời nhắc của anh Nguyễn Đức Quỳnh nhưng đặt tôi trước một việc vượt khỏi tầm tay. Tôi không c̣n đủ sức với tới dù được tiếp trợ bởi rất nhiều người.

Những cây bút thuộc các thế hệ đi trước như Nam Đ́nh, Ngoạ Long, Trần Tấn Quốc đă có mặt bên cạnh.

Những người vô danh trên khắp nước liên tục gửi về toà soạn những gói quà, những số tiền lớn, nhỏ.

Các hăng thông tấn quốc tế loan tin tổ chức House of Freedom quyết định tặng tờ báo danh hiệu Ng̣i Bút Vàng trong năm 1974 - Golden Pen 1974.

Hàng trăm ngàn người đă bất chấp lệnh giới nghiêm xuống đường phá các nút cản bằng xe tăng, kẽm gai của cảnh sát để tới ṭa án bày tỏ ước muốn được thấy ánh sáng Công Lư trong phiên xử tờ báo ngày 31-10-1974 và hơn 200 luật sư đă nhận đứng ra biện hộ cho tờ báo trong phiên toà kế tiếp ngày 28-11-1974. Lịch sử pháp đ́nh và báo chí Việt Nam cũng như thế giới chưa từng diễn ra sự kiện tương tự. Tuy nhiên mọi chuyện đều trở thành vô ích trước cái lệnh hành chánh cuối cùng quyết định thu hồi giấy phép. Tờ báo đă bị sát hại và chết thực sự không bởi thiếu phương tiện, thiếu ư chí.

Tôi từng được gán cho cái tên “người giết báo” và đă trơ ĺ với chuyện sống chết của nhiều tờ báo. Nhưng sự vắng mặt của tờ Sóng Thần biến tôi thành ngơ ngẩn khiến có lần bắt gặp tôi đứng trước cầu thang nh́n xuống đường, Đỗ Ngọc Yến đă nhắc:

– Anh chịu khó cười lên một chút. Lúc nào cũng đăm chiêu thế th́ khá sao được.

Chẳng bao giờ tôi muốn làm ngược lời Đỗ Ngọc Yến, nhưng thực tế và ư muốn thường luôn xa cách. Ngay từ phút đầu gây dựng tờ Sóng Thần, tôi đă nghĩ đây không hẳn là một tờ báo. Dù vẫn nằm trong khuôn khổ nghề nghiệp, nhưng tờ báo gần như là hơi thở cần thiết cho cuộc sống gắn bó với ước nguyện chân thành nhất của mỗi người. Tôi chợt thấy quả đúng như Đỗ Quư Toàn từng nhắc. Cuộc sống đó hiển nhiên là cuộc sống ở trên mây. Nhưng chính v́ thế mà hết thẩy mọi người không phân biệt đều mong muốn được thấy nó hiện h́nh trên mặt đất.

Tôi nhớ tới những cái tên kư dưới các lá thư gửi về toà soạn. Bên cạnh những luật gia, học giả, văn nhân, nghệ sĩ nổi danh là những người suốt ngày quẩn quanh giữa cát bụi bờ đường. Bên cạnh các hoà thượng, thượng toạ như Thích Trí Thủ, Thích Quảng Độ, Thích Đức Nhuận… là giám mục Huỳnh Văn Nghi, là các linh mục luôn cầu xin b́nh an cho cuộc sống.

Tôi nhớ tới ánh lửa bập bùng trong những đêm không ngủ của tín đồ nhiều địa phận giáo dân từ Tân Sa Châu, G̣ Vấp tới Biên Hoà và các hội đoàn Phật Tử thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất với mong muốn soi sáng cho những lương tâm mờ tối và kêu gào công lư cho những người đang cố nói lên tiếng nói trung thực của người dân. Bên cạnh những người đó, tôi cũng không bao giờ quên những anh em phế binh với h́nh hài không c̣n nguyên vẹn vẫn sát cánh cùng chúng tôi ngay giữa những cụm khói lựu đạn cay nồng nặc và những trận mưa gạch đá.

Không phải tờ Sóng Thần của chúng tôi đă lôi cuốn sự lưu tâm của mọi người mà chính v́ hết thẩy đều thấy cần giữ cái hơi thở êm đềm cho cuộc sống của bản thân và đồng loại, hết thẩy đều không chấp nhận bất công hà khắc, không chấp nhận những mưu toan vị kỷ ác hại và không chịu hèn mạt cúi đầu trước mọi mối đe doạ áp chế. Giữ vững cái hơi thở của sự sống đúng nghĩa sự sống là điều đương nhiên phải làm với mỗi người.

Ư nghĩ này khiến tôi thấy việc c̣n hay mất cái bảng hiệu Sóng Thần chẳng quan trọng ǵ, đồng thời cũng biết chắc là tôi khó thể cười nổi dù rất muốn theo lời Đỗ Ngọc Yến. Thêm nữa, c̣n những ân t́nh như Lê Thiệp đă ghi trong bài viết.

Ân t́nh không chỉ gói gọn nơi những ǵ tôi nhận được cho tới ngày 24 tháng 11 năm 1974.

Năm 1986, ra khỏi tù trở lại Sài G̣n, tôi đă gặp lại chị Tiến là một Phật Tử từng chia xẻ gánh nặng với tôi thuở nào. Khi tờ báo khốn đốn v́ bị tịch thu liên tục, thầy Thích Tuệ Hải nhắc chị Tiến ráng giúp tôi. Chị đă trao cho tôi 100 lượng vàng để đem bán lấy tiền mua giấy. Số tiền gần ngang với 40 ngàn Mỹ Kim lúc đó khiến tôi luôn áy náy.

Khi tôi ra khỏi tù, một người quen tới chùa Pháp Hoa cho hay chị Tiến và mấy đứa con hiện đang sống rất khó khăn v́ tài sản chỉ c̣n lại căn nhà ở đường Hồng Thập Tự. Chồng chị và mấy đứa con khác đă biệt tăm trong một chuyến vượt biên. Tôi thấy phải tới gặp chị ngay dù đang bị quản chế.

Chị đưa tôi lên lầu, nhắc ngồi xuống trước bàn thờ Phật rồi lặng lẽ đặt vào tay tôi một nắm tiền. Không chờ tôi lên tiếng, chị nói ngay, giọng b́nh thản tới mức lạ lùng:

– Chú đừng nhắc đến món nợ với tôi ngày trước nữa. Quên chuyện cũ đi. Bây giờ ra khỏi nhà tù, chú cần lo cho sức khoẻ. Tôi tiếc hiện chỉ c̣n số tiền nhỏ này, chú cầm lấy mua những thứ vặt vănh cần thiết.      

Cùng thời gian trên, một buổi tối, một người lạ tới chùa t́m gặp và hỏi tôi “có phải là Uyên Thao không?” Sau cái gật đầu nghi ngại của tôi, ông quay ra lấy gói đồ buộc sau chiếc xe đạp dựng trước cửa chùa Pháp Hoa. Ôm gói đồ vào trao cho tôi, ông vừa thở vừa nói:

– Tôi mất cả tuần lễ ḍ hỏi mới biết được địa chỉ. Cha Lăm nghe nói ông được thả, nhờ tôi t́m ông để chuyển gói đồ này.

Ông cho biết gói đồ gồm một mớ quần áo cũ và nhắc lại lời dặn của người gửi:

– Cha bảo ông chọn món nào vừa th́ giữ xài. C̣n lại th́ ôm ra chợ trời bán lấy một chút tiền tiêu đỡ.

Tôi lựng khựng v́ cái tên “cha Lăm” nhưng vụt nhớ ra là linh mục Nguyễn Quang Lăm mà chúng tôi thường quen gọi bằng bút danh Thiên Hổ. Vào những ngày cuối của tờ báo, ông luôn có mặt bên cạnh tôi với nỗ lực giữ cho tờ báo không tắt hơi. Cuối tháng Tư 1975, tôi cùng vợ tới thăm ông tại Nhà Thờ Huyện Sĩ vào một buổi tối giữa lúc cả Sài G̣n đang lên cơn sốt. Khi nghe tôi nói sẽ ở lại, ông im lặng nh́n, rồi đột nhiên đưa cả hai bàn tay lên bưng mặt bật khóc. Nước mắt chan hoà, ông nức nở:

– Dân ḿnh khổ quá rồi mà vẫn tiếp tục bị đày đoạ!

Đó là lần đầu tiên tôi thấy nụ cười tắt trên môi linh mục Thiên Hổ và thấy rơ tâm tư của ông.   

Kư ức về những ḍng nước mắt này dẫn tôi tới nỗi ưu tư của Trần Gia Phụng và Nhan Hoà.

Mấy ngày trước đó, Phụng đă tới chùa Pháp Hoa tặng tôi số tiền có thể đủ mua ba chỉ vàng. Tôi như đọc thấy trong ánh mắt Phụng nỗi bứt rứt về cái viễn ảnh tối tăm phía trước tôi trong lúc tôi biết Phụng không c̣n là một giáo sư như thuở nào mà đang lam lũ kiếm sống quanh khu chợ trời Huỳnh Thúc Kháng. Tôi nhận tiền của bạn với nỗi thắc mắc về mức khó khăn mà Phụng sẽ phải đối đầu, sau khi lo cho tôi như thế.

Riêng Nhan Hoà, tôi vẫn chưa quên cái tai hoạ khủng khiếp ập tới với anh như một cơn địa chấn bất ngờ khi anh đang bị giam cùng tôi ở trại K.3. Khoảng năm 1979 hay 1980 tôi không nhớ rơ, cùng với chiếc tàu nổ tại bến Nhà Bè là mạng sống của toàn thể những người thân trong gia đ́nh anh. Dịp đó Nhan Hoà đă mất gia đ́nh người anh ruột, mất bà mẹ, mất người vợ, mất hết thẩy những đứa con của anh. Một đại gia đ́nh mười mấy mạng chỉ c̣n lại anh đơn độc bơ vơ trong tang tóc, ngây dại một thời gian dài. Nhưng Nhan Hoà không chỉ đem đến cho tôi những món quà. Anh đặt gói đồ mang theo xuống bên cạnh, đưa tay bóp vai tôi trong lúc lặng lẽ nh́n thẳng vào mắt tôi và cười hiền hậu. Chúng tôi không nói với nhau tiếng nào nhưng tôi có cảm tưởng đang đứng giữa một vừng nắng ấm.

Vào phút đó, tôi hiểu rằng cái hơi thở của cuộc sống trên mây vẫn c̣n nguyên vẹn dù thực tế mà chúng tôi đang trải chất đầy oan khiên, nghiệt ngă. Tôi cũng nhớ lại buổi tối Sáu Cao t́m tới. Cùng ánh mắt mà tôi đă gặp nơi Trần Gia Phụng, nơi Nhan Hoà, Sáu Cao nh́n tôi chậm răi nói:

– Cách nào th́ tôi cũng phải lo cho ông một số vốn làm phương tiện xoay xở cho qua cơn túng ngặt để rồi c̣n có lúc anh em lại được ngồi với nhau như ngày nào. Nhưng ông phải đợi tôi khoảng một tháng nữa. Lúc này tôi đang kẹt mấy cái vớ vẩn.

Tới lúc đó, đă qua hơn ba mươi năm, chúng tôi có nhiều dịp ở bên nhau. Sáu Cao nhắc lại khoảng tháng ngày rừng rú ở Bà Đen thuở chúng tôi mới bước vào đời — cuối năm 1953 — và những bầm dập mà chúng tôi cùng chia xẻ thay v́ nói về những nghiệt ngă đang bao quanh.

Nhưng anh không trở lại vào thời gian đă hẹn.

Tôi nghĩ tới các khó khăn có thể khiến anh không làm được việc muốn làm. Tuy nhiên, giữa chúng tôi, không có chuyện nói mà không làm và cũng không có chuyện tránh né khi không làm được theo lời đă nói. Nếu gặp khó khăn, chắc chắn Sáu Cao đă trở lại cho tôi biết.

Tôi kéo dài chờ đợi thêm một tuần trong thắc mắc.

Cuối cùng Sáu Cao vẫn biệt tăm và tôi quyết định đi kiếm. Theo chỉ dẫn do anh ghi lại, tôi tới con hẻm bên đường Hoà Hưng. Mất trọn buổi chiều loanh quanh hết ngách này qua ngách khác, tôi mới t́m được nhà anh vào lúc chập choạng tối. 

Sáu Cao không c̣n nữa!

Anh đă vĩnh viễn ra đi từ hai mươi ngày trước.

Qua câu chuyện của vợ anh, tôi được biết Sáu Cao bị hành v́ chứng đau bao tử từ lâu nhưng đang uống thuốc và hy vọng sẽ trị lành chỉ trong tháng này theo lời thầy thuốc. Thời hạn hứa hẹn sắp hết th́ anh đột ngột ra đi không kịp trăn trối lời nào.

Tôi nhớ đến mấy tiếng “mấy cái vớ vẩn” mà anh nhắc đêm nào.

Sáu Cao coi sự mất c̣n mạng sống của chính ḿnh chỉ là những cái vớ vẩn nhưng lại băn khoăn cho cảnh ngộ của riêng tôi, nhất là băn khoăn về cái cơ hội “anh em có thể ngồi lại với nhau.”

Sáu Cao nói hết sức mơ hồ nhưng tôi hiểu rất rơ ư anh qua mấy tiếng đó.

Gần 17 năm sau, tôi bỗng nhớ lại chuyện này khi từ Houston trở về Virginia tới gặp Choé vừa được sang Mỹ chữa bịnh. Choé nh́n về phía tôi nhưng chỉ nhận ra khi tôi lên tiếng.

Choé không nói về cặp mắt đă ḷa của ḿnh mà hỏi tôi có tính cho tái hiện tờ Sóng Thần ở đây không? Tôi không trả lời, nhắc Choé hăy lo chữa bịnh.

Một tuần sau, tôi được tin bác sĩ bảo đảm sẽ chữa lành con mắt trái của Choé để Choé có thể cầm cọ vẽ trở lại. Choé đưa tay nắm tay tôi khi tôi tới gặp. Tay Choé run run và trên má Choé lăn dài những ḍng nước mắt khi tôi ngồi xuống đối diện. Choé nói bằng giọng không giấu nổi xúc động:

- Anh nghĩ ngay đến chuyện xuất bản mỗi tháng một tờ đặc san Sóng Thần đi. Tôi sẽ lo với anh. Tôi không trở về nữa, dù phải sống bất hợp pháp ở đây. Hai anh em ḿnh sẽ làm việc đó. Lúc này tôi có thể giúp anh được nhiều hơn ngày trước.

Những ngày nối tiếp, Choé thường nói về những dự tính đă theo đuổi Choé qua mọi cảnh ngộ suốt hơn hai mươi năm qua, kể cả khi ở trong tù lẫn khi đă t́m lại cuộc sống bên ngoài. Choé nhắc lại rơ hơn câu nói đă nói khi chúng tôi gặp nhau ở Việt Nam về việc một tờ báo Pháp năm 1995 gọi “Choé là một người Việt Nam tiêu biểu, một hoạ sĩ cứng đầu. Bằng giọng nói yếu ớt ngược hẳn với vóc vạc to lớn, Choé nói:

- Anh thấy đó! Thằng em của anh có đáng được coi như thế này không, nếu cứ tiếp tục giả ngây giả dại không chịu đương đầu với những thứ rắn rết? Tôi đă phải nhẫn nhịn nhục nhă quá nhiều rồi. Bây giờ có cơ hội này, tôi phải lo với anh.

Tôi ngỡ như đang nghe Sáu Cao nhắc mấy tiếng “mấy cái vớ vẩn.Choé cũng không hề thấy cái mất c̣n của mạng sống là đáng kể. Rơ ràng Choé chỉ đang chờ lúc đạt được điều kiện cho phép ḿnh theo đuổi những dự tính từng ấp ủ. Một mối lo mơ hồ đột ngột dâng lên, nhưng tôi vẫn nói sẽ tính tới việc đó khi con mắt của Choé được cứu xong. Tôi nhắc là sẽ không chỉ có tôi với Choé, v́ sát bên chúng tôi ở ngay Virginia này c̣n rất đông anh em cũ như Hoàng Hải Thuỷ, Anh Điển, Lê Thiệp, Trương Cam Vĩnh, Dương Ngọc Hoán, Nguyễn Mạnh Tiến, Ngô Vương Toại… và những người ở xa, thậm chí ở Canada như Hải Triều, Trần Gia Phụng… có thể cũng không vắng mặt.

Trương Cam Vĩnh, Hải Triều và Choé là những người đă bị bắt giam v́ tội trạng “người của toà soạn Sóng Thần” cho tới cuối tháng Tư 1975. Choé vẫn nhớ Hải Triều đă đưa cho Choé bộ đồ dân sự để tháo chạy khỏi nhà giam vào buổi trưa ngày 30 tháng Tư 1975.

Nhưng từ Cali, tôi nhận tin Choé đột ngột hôn mê.

Trở về, tôi chỉ kịp tới bịnh viện Fairfax, lên tầng lầu 10, nh́n Choé nằm bất động trên giường bịnh chờ giây phút cuối cùng sẽ tới. Trong lúc đưa tay chặn những ḍng nước mắt trên má Choé, tôi nói với Choé sẽ ráng thực hiện một mong ước cuối cùng nhỏ nhất của Choé.

Tôi không biết Choé c̣n nghe được lời tôi nói không và bỗng nghĩ tới Tân Dân, tới Phạm Văn Lương, tới Chu Tử, tới Trần Huy Phong, tới Phan Nhự Thức, tới Sáu Cao, tới Nguyễn Khắc Sỹ, tới các anh Nam Đ́nh, Ngoạ Long, Trần Tấn Quốc, tới linh mục Thanh Lăng, linh mục Thiên Hổ, thượng toạ Thanh Long, thượng toạ Độ Lượng, thượng toạ Đức Nhuận, thượng toạ Tuệ Hải…

Không hiểu sao, tôi cứ nghĩ hết thẩy những người đă ra đi măi măi đều có chung một ước nguyện, dù vào những ngày cuối đời, Trần Huy Phong luôn nghĩ tới một việc có vẻ khá tách biệt với mọi người là nhắc tôi cố thu xếp thời giờ để cùng anh duyệt lại một số chi tiết kỹ thuật cần thiết cho việc hoàn thành bộ Việt Vơ Đạo Toàn Thư.

Trong ư nghĩ của tôi, bộ Việt Vơ Đạo Toàn Thư mà Trần Huy Phong muốn hoàn thành, tờ đặc san Sóng Thần mà Choé mong sẽ có hay cơ hội anh em cùng nhau ngồi lại như Sáu Cao nhắc nhở, thậm chí những ư nghĩ cuối cùng của Tân Dân, của Phạm Văn Lương khi tự đi t́m cái chết… chỉ đều xuất phát từ ước nguyện được góp sức duy tŕ hơi thở cho cuộc sống mà Đỗ Quư Toàn gọi là cuộc sống trên mây.

Tôi nhớ tới những người đă cùng chia xẻ khó khăn thuở nào, nhớ tới những người từng an ủi khuyến khích, nâng đỡ tôi trên những đoạn đường nghẹt thở. Tôi không c̣n cơ hội gặp lại bất kỳ ai, nhưng tôi nghĩ tất cả đều mang chung một ước nguyện như các bạn tôi.

Trong tang lễ của Choé tại một giáo đường thuộc quận Arlington, tôi như nh́n rơ hơn ước nguyện đó qua những lời ca:

Lạy Chúa,

xin hăy dùng con

như khí cụ b́nh an của Chúa

Để con đem yêu thương vào nơi oán thù,

             đem thứ tha vào nơi lăng nhục,

             đem an hoà vào nơi tranh chấp,

             đem chân lư vào chốn lỗi lầm.

Để con đem tin kính vào nơi nghi nan,

             chiếu trông cậy vào nơi thất vọng.

Để con rọi ánh sáng vào nơi tối tăm,

             đem niềm vui đến chốn u sầu…

Cuối năm 1975, khi nằm trong pḥng giam số 11 tại trại giam Tổng Nha Cảnh Sát cũ ở Sài G̣n, tôi đă thuộc ḷng những lời ca này. Lời ca thường vẳng ra từ pḥng số 13 vào những lúc chúng tôi biết chắc không có cai tù lảng vảng phía ngoài. Suốt hơn mười năm sau đó dù ở trại giam nào, tôi vẫn không ngừng nghe những lời ca vẳng lên từ kư ức với âm vang mỗi lúc một tha thiết hơn. Âm vang những lời ca luôn mang lại cho tôi cảm giác thanh thản nhẹ nhàng trước các thử thách dữ dội và đă giúp tôi vượt qua không ít chặng đường ác nghiệt.

Nhưng những lời ca quen thuộc trỗi lên trong tang lễ Choé vào buổi tối tại Arlington lại khiến dấy lên cảm giác nhói đau mà tôi đă có vào lúc đứng trước bức tượng Nathan Hale trong khuôn viên đại học Yale, Connecticut. Người trở thành tượng chỉ vừa tṛn 21 tuổi khi bị treo cổ năm 1776.

Cảm giác nhói đau không khởi từ cái chết của Nathan Hale mà khởi từ câu nói c̣n được ghi lại: “Tôi tiếc chỉ có một mạng sống để dâng hiến cho đất nước tôi” (*).Câu nói cuối cùng này được diễn lại khác hơn trên tờ báo xuất bản một năm sau khi Nathan Hale vĩnh viễn ra đi: “Nếu có mười ngàn mạng sống và khi được kêu gọi, anh cũng hy sinh hết thẩy để bảo vệ quê hương bị cào xé và đang đổ máu”. (**).Tôi không ngạc nhiên về sự thoải mái của Nathan Hale dù có phải chết cả chục ngàn lần, v́ sau đó là sự vươn lên của đất nước và dân tộc Hoa Kỳ.

Suốt hơn nửa thế kỷ qua, trên đất nước Việt Nam không thiếu người đă hiến dâng mạng sống nhưng có lẽ hết thẩy đều khó nguôi đau đớn v́ quê hương vẫn không ngừng bị dập vùi và tuôn máu xối xả. Cả người đă chết lẫn người đang sống chưa thể ngưng ḅ lết trong khi cơ hội hiến dâng cho đất nước vẫn c̣n nguyên vẹn là một ước mong. Tôi tránh trả lời câu hỏi do Lê Thiệp nêu từ ngót ba mươi năm trước, bởi dù hết thẩy vẫn lết đi nhưng khó nói có tới được hay không. Vả lại, sẽ tới đâu, khi c̣n chưa thoát cảnh đang phải vùng vẫy cố t́m một cơ hội hiến dâng?

                                                                                    Uyên Thao Virginia 11-11-2003

_____________________________________________

(*) I only regret that I have but one life to give my country.     

 (**) If he had ten thousand lives, he would lay them all down, if called to it, in defence of his injured, bleeding country.